Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa luật để thuận lợi hơn cho người dân, do vậy, không nên bỏ trách nhiệm thu thập chứng cứ của toà án.
Thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi chiều 22.11, tranh luận với ý kiến đại biểu về việc tòa án có nên chủ trì thực hiện thu thập chứng cứ hay không?, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TPHCM) cho rằng, người dân không có hiểu biết sâu, nên cần thiết quy định tòa án thực hiện thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo sự khách quan của vụ án, ra phán quyết công bằng cho tất cả các bên.
Theo ông, xét điều kiện ở Việt Nam hiện nay, thực tế đang có sự chênh lệch về giàu nghèo; khoảng cách về dân trí, văn hóa; khoảng cách giữa thành thị - nông thôn.
"Rất nhiều người dân không có điều kiện thu thập chứng cứ một cách đầy đủ. Với khoảng cách đó, nếu chúng ta khoán cho các bên tự chiến đấu với nhau sẽ rất thiệt thòi cho người yếu thế", ông Nghĩa nói.
Theo vị đại biểu TPHCM, khi thu thập chứng cứ, mỗi bên sẽ thu thập các chứng cứ có lợi cho mình, giấu đi chứng cứ bất lợi. Chính vì điều này, các bên không giải quyết được nên mới tìm đến tòa án".
Ông Nghĩa nhận định, chỉ có tòa án mới đủ thẩm quyền để yêu cầu ngân hàng hoặc cơ quan nhà nước cung cấp thông tin này, thông tin kia, từ đó có những chứng cứ khách quan và đưa ra phán quyết công bằng, hợp lý cho các bên.
"Chúng ta sửa luật là để thuận lợi hơn cho người dân hay thuận lợi hơn cho tòa án? Nếu để thuận lợi hơn cho người dân thì không nên bỏ trách nhiệm thu thập chứng cứ của toà", ông Nghĩa nêu quan điểm.
"Tòa thu thập còn khó, huống chi giao cho người dân"
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Sang (Đoàn ĐBQH TPHCM) nhận định việc bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay, cả về điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ dân trí.
Ông Sang dẫn chứng, chỉ có 8,15% các vụ án có luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Điều này phản ánh rằng, ai cũng muốn có người bào chữa khi tham gia tố tụng, nhưng điều kiện kinh tế lại chưa cho phép.
Việc để người dân tự thu thập chứng cứ trong các vụ án dân sự, hành chính, nhất là thu thập chứng cứ ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị là một thách thức đối với người dân, bởi họ không có đủ điều kiện, năng lực và cũng không có cơ chế yêu cầu các cơ quan cung cấp chứng cứ.
Vị đại biểu còn đề cập tới một thực tiễn, khi nhiều cơ quan nhà nước không tự cung cấp chứng cứ nếu không có cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu. Trong các vụ án hành chính, người dân đi kiện cơ quan quản lý nhà nước, việc thu thập chứng cứ càng khó. Nhiều vụ án tòa phải tạm đình chỉ để chờ các cơ quan này trả lời.
"Tòa án là cơ quan quyền lực thu thập chứng cứ còn khó khăn, huống chi giao cho người dân. Người dân có cơ chế đâu, yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản liệu ngân hàng có sao kê không, yêu cầu phòng quản lý đô thị, phòng tài nguyên môi trường cung cấp giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu được không? Tôi trả lời là không", ông Sang nói.
Ông Sang cũng nhận định, quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án là rất nhân văn. Nếu chỉ đưa ra lý do "thẩm phán không khách quan" mà bãi bỏ điều này là không hợp lý. Với khả năng và năng lực của mình, thẩm phán sẽ giúp người dân thu thập chứng cứ toàn vẹn nhất.
Tương tự, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) cho rằng, cần cân nhắc kỹ việc bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án. Một số trường hợp, đương sự sẽ không cung cấp đủ chứng cứ, nhất là tài liệu do cơ quan nhà nước quản lý, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án.
Bộ Công an cho biết đã điều tra, làm rõ toàn bộ người trực tiếp tham gia vụ khủng bố tại huyện Cư Kuin, Đăk Lăk; 92 người bị khởi tố.
Hai đối tượng đi xe máy tiếp cận người cân cua ở huyện U Minh, Cà Mau, chém vào cổ làm người này tử vong rồi lấy túi xách, điện thoại.
Phi công Đỗ Tiến Đức được xác định đã xử lý tốt tình huống bất trắc trên không, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân.
Sau nhiều ngày mưa lớn, ven quốc lộ 14 đoạn qua dốc Ông Bồ, xã Quảng Tín, huyện Đăk R'lấp, xuất hiện hai điểm sạt lở, sụt lún.
Sáng 18/5, nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điểm chuẩn năm 2020, 2021, 2022 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cao chót vót, có những ngành 'chạm...
Do mâu thuẫn bộc phát, sau khi uống rượu, đối tượng Nguyễn Văn Hưng (SN 1987, trú xã Minh Lý, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã đến nhà chém chết cha mẹ của vợ hờ.
'Cách thứ nhất, người ta xóa lỗi vi phạm trên hệ thống luôn. Hai là đưa bằng lái của người khác vào đóng phạt thay, vậy thôi', một 'cò' hướng dẫn đối phó phạt nguội ở trung tâm TPHCM.
Sau án phúc thẩm, Trang Nemo có đơn xin tạm hoãn thi hành án. Tuy nhiên, tòa án đã bác yêu cầu này.