Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng cho giáo viên, nhiều ý kiến cho rằng nên bãi bỏ hẳn chứng chỉ này.
Vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh sự kiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 08/2023 ngày 14.4.2023 chính thức bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng cho giáo viên các cấp.
Nhiều người hiểu nhầm là từ nay giáo viên không cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nữa. Tuy nhiên thực tế vẫn cần chứng chỉ này. Điểm khác biệt là theo quy định trước đây có 3 hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần 3 chứng chỉ, nay theo quy định mới chỉ cần 1 chứng chỉ chung cho tất cả các hạng giáo viên.
Mặc dù quy định mới đã giảm tải rất nhiều cho giáo viên trong việc theo học các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ phục vụ cho mục đích thăng hạng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét bãi bỏ loại chứng chỉ này.
Chuyên gia giáo dục Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) phân tích: “Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên thực chất là một loại chứng chỉ nghề. Trong hệ thống bằng cấp của Việt Nam, bằng có giá trị cao nhất vì phải đào tạo lâu dài, rồi mới đến chứng chỉ (bồi dưỡng trong thời gian ngắn). Cái gì chưa có bằng mới cần chứng chỉ. Có bằng rồi mà còn yêu cầu chứng chỉ nữa, là trùng lặp, chồng chéo".
Theo chuyên gia này, bằng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm bản chất là bằng nghề giáo viên. Các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học theo tiêu chuẩn quốc gia. Người có bằng sư phạm là đủ tư cách làm giáo viên, không cần thêm bất cứ chứng chỉ nghề nghiệp giáo viên nào nữa.
Nhà giáo Trần Thanh Hà (Hà Tĩnh) cho biết: Nội dung chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ bản trùng lặp với nội dung đào tạo của các trường sư phạm.
Cụ thể, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (Ban hành theo Quyết định số 2510 ngày 22.7.2016 của Bộ GDĐT) gồm các nội dung: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp; Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Trong đó hầu hết các nội dung liên quan đã có trong chương trình đào tạo ngành sư phạm, ví dụ: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam; Xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị trường THPT; Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT; Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THPT...
Một số giáo viên đã tham gia lớp học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên phản ánh thực tế từ việc dạy đến học đều có tính chất đối phó, “cưỡi ngựa xem hoa” với mục đích lấy chứng chỉ chứ không phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy học.
Chi phí cho mỗi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên khoảng 2 triệu đồng, cộng thêm chi phí ăn ở, đi lại...có thể lên đến 3-5 triệu đồng/chứng chỉ, nhân với hàng triệu giáo viên cả nước sẽ có một con số rất lớn.
Ngoài ra, giáo viên còn mất thời gian, ảnh hưởng công việc do phải tham gia các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Do đó, nhiều giáo viên đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, để tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết cho công việc chuyên môn nghiệp vụ. Cơ quan thẩm quyền cần xây dựng các tiêu chí bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp dựa vào kết quả làm việc thực tế chứ không cần chứng chỉ.
Hà Nội - Vụ hỏa hoạn tại cửa hàng bán đồ gỗ trên đường Đê La Thành (quận Đống Đa) được lực lượng chức năng dập tắt kịp thời.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường các giải pháp kiềm chế, kéo giảm tội phạm và các điều kiện, nguy cơ phát sinh tội phạm; đẩy lùi tệ nạn xã hội; triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, về ma túy, mại dâm; không để tội phạm lộng hành; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định đưa vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và hai con gái ra xét xử vào ngày 23-4.
Cho rằng ông L. là người gửi tin nhắn thân mật với vợ mình, Nguyễn Thanh Tuấn, ngụ tỉnh Kiên Giang mang hung khí chém nạn nhân thương tật 30%.
Ông Kang Myung Gyu, 58 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc bị cáo buộc đã tổ chức nhập, bán 18.000 sản phẩm áo quần vào Việt Nam không khai báo với hải quan.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Nam ngày 10.11 cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Trần Quang Minh (trú tại tổ dân phố Bào...
Cứ đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm, người dân và du khách tấp nập đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, Phú Yên) xem hội đua ngựa. Đây là hoạt động văn hoá đặc sắc, độc nhất vô nhị không chỉ riêng tỉnh Phú Yên mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Năm nay, 32 'kỵ sĩ nông dân' cùng 32 chú ngựa đến từ các xã thuộc huyện Tuy An cùng tham gia hội đua. Ông Võ Văn Chín (xã An Xuân) cho biết, từ lâu đời, ngựa thồ gắn liền với đời sống...
Cảnh sát PCCC - Công an thành phố Hải Phòng đã huy động robot chữa cháy đến hiện trường dập lửa vụ hỏa hoạn tại xưởng sản xuất hạt nhựa trên địa bàn huyện An Dương tối 22/2.
Những nỗ lực, thành quả đạt được sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 cho...