Đê biển Tây 'kêu cứu'

14:50 20/08/2023

Tuyến đê biển Tây dài hơn 300km đi qua Cà Mau và Kiên Giang đang "kêu cứu" vì biển tàn phá.

Đê biển Tây đang bị uy hiếp, những lúc sóng lớn có thể cao tới hơn 1,8m làm chìm các phương tiện và đe dọa đến diện tích đất sản xuất - Ảnh: T.HUYỀN

10 năm biển cuốn hơn 5.000ha đất

Đê biển Tây ở Cà Mau có chiều dài 108km xuất phát từ Kênh Năm thuộc xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân và kết thúc tại kênh Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh.

Tuyến đê biển này bảo vệ cho gần 129.000ha đất nông nghiệp và hơn 26.000 hộ dân Cà Mau sống trong đê. Hiện tuyến đê biển này mới có 51km được "cứng hóa" bằng bê tông.

Còn lại 57km, đoạn từ Hương Mai đến Khánh Hội và từ Sông Đốc đến Kênh Năm, vẫn chỉ là đê đất, đang được đắp bờ "cơm nếp" nên khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều là sóng biển đánh trực tiếp vào thân đê, đe dọa việc sản xuất và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Bà Huỳnh Mỹ Lệ (xã Khánh Hội, huyện U Minh) cho biết ba năm trở lại đây thời tiết đổi thay, sóng biển to và cao. "Dù có đê biển nhưng mỗi lần nước lớn dâng lên trong vòng nửa tiếng là đứng trong nhà ngập đến hơn nửa người. Mùa biển động, nước dâng tôi không dám ngủ", bà Lệ cho hay.

  • Sóng biển cao 1,7m làm sạt lở nhiều đoạn đê biển Tây và ngập nhà dân

  • Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp tại 5 đoạn sạt lở đê biển Tây

  • Dồn sức cứu đê biển Tây ở Cà Mau

Còn chị Võ Thị Đông (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) cũng chưa quên được đợt triều cường năm rồi khi cùng các con chỉ kịp với lấy hai bộ đồ để chạy thoát thân ra khỏi căn nhà bị sóng đánh sập. Nước dâng nhanh, chẳng mấy chốc căn nhà của chị ngập hơn 1,5m.

UBND tỉnh Cà Mau cho biết địa phương có 254km bờ biển thì có đến 187km bị sạt lở nặng. 10 năm nay, sạt lở bờ biển đã làm mất khoảng 5.250ha đất và rừng phòng hộ, tương đương diện tích một xã của tỉnh này.

Đầu năm 2023 đến nay, sạt lở làm nhiều công trình bị nước cuốn trôi, hơn 230 căn nhà bị nước nhấn chìm, ước tổng thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng.

Tại Kiên Giang, đê biển Tây có chiều dài khoảng 200km chạy dài từ xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh đến TP Hà Tiên.

Sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Đặc biệt, bờ biển ở các huyện An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và TP Hà Tiên... bị sạt lở với tổng chiều dài hơn 56km.

Gần nhất là vào tháng 6-2022, ảnh hưởng mưa và gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên đoạn đê biển Tây ở xã Vân Khánh bị sóng đánh gây sạt lở, đứt đoạn dài 30m. Đê vỡ khiến cho 500ha sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.

Có kè chắn sóng nhưng vẫn lo

Những ngày đầu tháng 8-2023, chúng tôi trở lại xã Vân Khánh, huyện An Minh - nơi có đoạn đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng nhất của tỉnh Kiên Giang. Từ ngoài xa, các con sóng bạc đầu liên tiếp cuộn tròn đánh mạnh vào kè chắn sóng tạo âm thanh ầm ầm.

Anh Phạm Ngọc Dương - cán bộ ở xã Vân Khánh - nói cuối năm 2022, kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây (đoạn thuộc huyện An Minh) đã làm xong và bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng 27km. Còn lại 5km (đoạn từ Thứ 9 đến Xẻo Bần) đang gấp rút thi công.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Đông - hạt trưởng Hạt quản lý đê điều Cà Mau - cho biết đê biển Tây ở những điểm chưa được nâng cấp thì nơi cao nhất chỉ khoảng 1,6m nhưng những năm gần đây, triều cường cao trung bình từ 2,5 - 2,6m, có thời điểm còn cao hơn.

Khi triều cường xảy ra tất yếu sẽ có nhiều khu vực bị ngập nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Thậm chí, nước biển dâng nhanh, sóng mạnh nên đoạn kè khoảng 12km có đá hộc bên trong có hiện tượng bị lún, không còn đúng cao trình như thiết kế ban đầu. Với tình hình thực tế hiện nay nên địa phương cần phải duy tu, bảo dưỡng những đoạn kè này.

Ông Nguyễn Tiến Hải, bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cho rằng với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu như hiện nay, cần phải chủ động hơn và xử lý dứt điểm các điểm sạt lở này trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Nếu không thì thiệt hại sẽ ngày càng lớn, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

"Chúng tôi cần khoảng 3.400 tỉ đồng để khắc phục sạt lở 89km đang ảnh hưởng nguy hiểm đến đời sống sản xuất của người dân. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng thêm bảy khu tái định cư để sắp xếp di dời hơn 1.380 hộ dân vào nơi an toàn", ông Hải cho biết.

Làm ngay 20km đê biển Tây ở Cà Mau

Sau chuyến khảo sát thực trạng sạt lở ở Cà Mau mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận định tình hình sạt lở đang rất nghiêm trọng.

"Trước mắt, các địa phương cần rà soát lại những khu vực nào sạt lở có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, những hộ dân có nguy cơ cao bị sạt lở thì phải chủ động di dời ngay để đảm bảo tính mạng. Đê biển Tây hơn 20km (đoạn Cà Mau) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ làm trước với kinh phí 700 tỉ đồng, cố gắng hoàn thiện trong năm nay", Thủ tướng nói.

Riêng UBND tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị trung ương sớm hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Kiên Giang thực hiện nâng cấp, kiên cố hệ thống đê biển Tây và kết hợp làm đường giao thông ven biển, đặc biệt là tuyến đê ven biển An Biên - An Minh, góp phần ổn định cuộc sống người dân.

Biển lấn đất, ta dựng kè lấn biển

Thi công đoạn kè rọ đá chân đê (khu vực còn ít rừng phòng hộ ở Cà Mau) để bảo vệ đê trước mùa mưa bão - Ảnh: T.HUYỀN

Vài năm trở lại đây, sạt lở khốc liệt khiến một số nơi không còn đai rừng phòng hộ. Tuy vậy, nhờ bờ kè tạo bãi xây dựng theo kiểu phá sóng, giữ phù sa bồi đắp cho cây rừng tái sinh và phát triển nên đã có gần 1.000ha rừng phòng hộ ven biển tại Cà Mau được khôi phục.

Kè tạo bãi là dùng cọc bê tông ly tâm đóng liền kề hai dãy cách nhau khoảng 2m, giữa hai dãy cọc là các rọ đá hộc có tác dụng phá sóng.

Nước biển mang phù sa sau khi tràn qua kẽ đá không còn sức gây hại cho bờ biển và phù sa được ngưng tụ lại bên trong dãy kè. Lâu dần phù sa sẽ bồi lắng tạo thành bãi cho cây mắm, cây đước sinh sôi, rừng sẽ được khôi phục.

Ông Bùi Văn Đông - hạt trưởng Hạt quản lý đê điều Cà Mau - cho biết 5 năm qua, đê biển Tây ở Cà Mau nhiều lần bị sóng biển uy hiếp đến chân đê, nhiều chỗ bị nước tràn qua nhưng nhờ ứng cứu kịp thời nên chưa có đoạn đê nào bị vỡ lớn. Khu vực sản xuất của bà con trong đê vẫn cơ bản an toàn.

Theo ông Đông, tại những đoạn đê không có kè chắn sóng, cây mắm, cây đước nhỏ sẽ không trụ được trước áp lực sóng to luôn dội bờ và rất dễ bị cuốn cả gốc rễ ra biển.

"Riêng một số đoạn có kè ngầm tạo bãi đã phát huy được tác dụng, rừng đã mọc mới trở lại. Có bờ kè chắn được sóng ở bên ngoài, bên trong kè, phù sa sẽ lắng tụ, lâu ngày thành bãi bồi tạo điều kiện để cây rừng tái sinh, phát triển thành rừng phòng hộ bảo vệ đê hiệu quả", ông Bùi Văn Đông nói.

Theo ông Tô Quốc Nam - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ngoài các giải pháp công trình và mở rộng thêm diện tích rừng phòng hộ, sở còn phối hợp với các lực lượng tăng cường bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng phòng hộ còn lại để cho cây rừng phát triển tốt, tạo vành đai vững chắc để chắn sóng, chắn gió cho các khu dân cư trong bờ đê.

Bên cạnh chú trọng đầu tư mới hệ thống kè và đê, những năm qua hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang triển khai kê liếp để trồng được nhiều hơn cây mắm trắng đã giúp cho bờ đê được chắc chắn hơn, từng tấc đất được lấn dần ra biển.

"Chỉ 5 năm trước khu vực này sạt lở đến chân đê. Bây giờ, cây rừng mới đã mọc lại từ chính nơi đây. Mỗi cây rừng mọc lên là thêm một hy vọng cho vùng đất này. Cây mắm có sức sống và chống lở rất tốt, tôi nghĩ chỉ vài năm nữa thôi là khu vực này an toàn rồi", ông Nguyễn Văn Đấu, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, phấn khởi.

Có thể bạn quan tâm
Cảnh sát giao thông Bắc Giang ngăn chặn nam thanh niên định nhảy cầu tự tử

Cảnh sát giao thông Bắc Giang ngăn chặn nam thanh niên định nhảy cầu tự tử

09:00 19/09/2023

Ngày 19/9, theo Công an tỉnh Bắc Giang, Phòng Cảnh sát giao thông đã kịp thời thuyết phục, ngăn chặn một nam thanh niên định nhảy cầu Như Nguyệt tự tử vì có chuyện buồn.

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao kết quả hợp tác Việt Nam - Belarus

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao kết quả hợp tác Việt Nam - Belarus

05:30 04/07/2024

Chiều ngày 3.7.2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou đến chào và chúc mừng Chủ...

Cảnh cáo nguyên giám đốc Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định

Cảnh cáo nguyên giám đốc Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định

18:10 02/07/2023

Nguyên giám đốc Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải tỉnh Bình Định bị kỷ luật cảnh cáo về đảng vì vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý đào tạo lái xe.

Thiếu nữ 16 tuổi bị bố mẹ ép cưới để đổi lấy hơn 900 triệu đồng

Thiếu nữ 16 tuổi bị bố mẹ ép cưới để đổi lấy hơn 900 triệu đồng

09:30 21/02/2023

Vì tiền mà một số người ngay cả con gái ruột cũng có thể đem bán. Vào ngày 14/2 vừa qua, cảnh sát Trung Quốc nhận được thông báo rằng một cô gái 16 tuổi đến từ Tứ Xuyên đang bị khống chế trong khu vực dịch vụ của đường cao tốc. Nguyên nhân là cha mẹ cô hứa gả con gái cho một người đàn ông ở địa phương dù không có sự đồng ý của cô, đổi lấy món tiền sính lễ 260.000 nhân dân tệ. Bất lực trong việc chống lại, cô chạy trốn đến Quảng Đông và kiếm việc...

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng xe công vụ trong lễ hội

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng xe công vụ trong lễ hội

08:30 07/05/2023

Bạn đọc có email thuthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, cán bộ, công chức, viên chức có được đi lễ...

Bắt giữ thư ký tòa soạn và cộng tác viên tạp chí tống tiền phòng khám

Bắt giữ thư ký tòa soạn và cộng tác viên tạp chí tống tiền phòng khám

18:00 13/05/2023

Theo cổng thông tin Công an TP Hà Nội, Công an quận Nam Từ Liêm vừa bắt giữ Bùi Minh Ngọc (SN 1984, trú tại Tổ dân phố số 3, Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) là cộng tác viên tạp chí Sức khoẻ Việt và Nguyễn Trung Sáng (SN 1979, trú tại chung cư CCG4, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) là thư ký tòa soạn một tạp chí, về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Trước đó, ngày 6/5, Công an quận Nam Từ Liêm nhận đơn trình báo của chị V. T. T. (nhân viên...

Đề xuất đặt tên đường Phan Văn Khải từ An Sương tới Tây Ninh

Đề xuất đặt tên đường Phan Văn Khải từ An Sương tới Tây Ninh

18:20 27/12/2023

Cử tri huyện Củ Chi đề xuất chọn một đoạn đường mang tên cố Thủ tướng Phan Văn Khải để giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ và biết ơn đối với bậc tiền bối có công với đất nước, với quê hương TP.HCM.

Thủy điện chưa nghiệm thu mà đã hoạt động 7 năm

Thủy điện chưa nghiệm thu mà đã hoạt động 7 năm

11:00 20/09/2023

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định xử lý các công ty vận hành 4 thủy điện lớn vì vi phạm nhiều lỗi.

Mâu thuẫn phân chia tài sản, nữ giảng viên đổ xăng đốt chết chồng

Mâu thuẫn phân chia tài sản, nữ giảng viên đổ xăng đốt chết chồng

16:00 09/08/2023

Ngày 9/8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xét xử Lê Thị Ngọc Vân (41 tuổi, trú Phòng 601/A1 chung cư Vicoland, tổ 26, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), giảng viên một trường đai học tại Đà Nẵng về tội “Giết người”. Theo cáo trạng, Lê Thị Ngọc Vân và ông Lê Ngọc Tuấn (43 tuổi) là vợ chồng nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đến tháng 1/2023, ông Tuấn có ý định ly hôn nên Vân bắt đầu mang quần áo của 2 con và các giấy tờ quan trọng của...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới