Theo nhiều nhà nghiên cứu, đề án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 chưa trọng tâm.
Tại hội thảo tổ chức ngày 11/10, đại diện đơn vị tư vấn cho biết diện tích quy hoạch khoảng 134.000 hecta, gồm di tích Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Võ Miếu, Hổ Quyền và Voi Ré, Đàn Nam Giao, Điện Hòn Chén, các Lăng: Dục Đức, Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long và Trấn Hải Thành...
Ranh giới quy hoạch phía Bắc được giới hạn bởi Cảng thị Thanh Hà (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền); phía Nam được giới hạn bởi cầu ngói Thanh Toàn (làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy); phía Đông tới hạ nguồn sông Hương và cửa biển Thuận An; phía Tây tới thượng nguồn sông Hương và các dãy núi Thương Sơn, Duệ Sơn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng quy hoạch như trên là quá dàn trải, một số địa danh như Cảng thị Thanh Hà ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền chưa đúng so với thực tế. Ranh giới quy hoạch vẫn còn hạn chế, bỏ sót các di tích nổi tiếng như chùa Thánh Duyên nằm trên núi Túy Vân ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc và một số di tích nằm ở huyện Phú Lộc.
"Đơn vị tư vấn lập quy hoạch cần chỉnh sửa những địa danh ghi sai, bổ sung di sản văn hóa dân gian, di sản phi vật thể vào để hoàn thiện đề án", ông nói.
Chung quan điểm, PGS Đỗ Bang, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng cho rằng đề án quy hoạch đã ghi sai tên một số khu vực không còn tồn tại, như phường Thuận Thành nay là phường Đông Ba; không đi vào trọng tâm quy hoạch quần thể di tích Huế, xác định hiện trạng di tích đang có. Ông Bang cho rằng với một vùng đất như Huế, cần quy hoạch xây dựng công viên văn hóa quốc gia.
Ngoài việc tổ chức hội thảo, tham vấn ý kiến các nhà nghiên cứu, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cũng lấy ý kiến người dân bằng cách niêm yết hồ sơ quy hoạch tại 15 Lê Lợi bên dòng sông Hương. Người dân đóng góp ý kiến thông qua cổng thông tin điện tử và qua địa chỉ email của trung tâm, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin (quét mã QR).
Các ý kiến góp ý sẽ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổng hợp, công bố công khai và tiếp thu, giải trình, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét. Thời gian lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan kéo dài đến hết 31/10.
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết mục tiêu của quy hoạch là nhận diện đầy đủ giá trị của quần thể di tích cố đô Huế; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý. Bên cạnh đó, quy hoạch sẽ giúp bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, phục hồi không gian gắn với di sản, đưa quần thể di tích cố đô Huế trở thành động lực trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế.
Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, quần thể này đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996-2010 và 2010-2020). Ngày 11/1/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Võ Thạnh
Ngày 1.12, Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đang củng cố hồ sơ để xử lý nhóm thanh niên về hành vi đua xe trái phép.
Sáng 12-5, gần 600 học sinh lớp 6, 7, 8, 9 của TP.HCM và các tỉnh đã tranh tài giải Lê Quý Đôn tại Thảo Cầm Viên, quận 1, TP.HCM.
Xin cho tôi hỏi quy trình xử lý vi phạm giao thông thông qua camera giám sát được thực hiện như thế nào? - Độc giả Vân Anh
Chủ tiệm vàng Kim Khoa cho biết 2 đối tượng này rất manh động, thời gian vụ cướp diễn ra chưa đến 1 phút nên mọi người 'trở tay không kịp'.
Ngày 15.11, dù đã ngưng mưa nhưng hàng trăm hộ dân ở thôn Tân Ninh, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng vẫn bị chia cắt bởi nước...
Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM vừa thông báo đến sinh viên sẽ không tăng học phí năm học 2023- 2024 và đây là năm thứ 4 liên tiếp Trường này không tăng học phí.
Hơn 7h ngày 29.10, Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) nhận tin có người nhảy cầu Nhật Tân. Đơn...
7 người rủ nhau đi xem sao băng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc). 2 thanh niên về trước, khi băng qua suối bất ngờ bị lũ ống cuốn trôi.
Chiều 13-9, có thêm chị Nguyễn Thị Hồng (33 tuổi) đi làm ăn ở Yên Bái, bị lũ cô lập mất liên lạc nay trở về an toàn cùng 2 con. Như vậy, đến nay có 11 trường hợp mất tích trong vụ sạt lở Làng Nủ trở về.