Dương Kinh ở huyện Kiến Thụy từng là kinh đô của nhà Mạc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của đất nước trong thế kỷ 16.
Mạc Đăng Dung (1483-1541) quê ở huyện Nghi Dương, nay là huyện Kiến Thụy, lên ngôi vua năm 1527 và lập ra vương triều Mạc. Ông đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ tại quê hương, biến Nghi Dương thành Dương Kinh, trung tâm quyền lực mới của đất nước. Điện Phúc Ý, điện Tường Quang được xây dựng để làm nơi ở và nơi thiết triều của quần thần. Lăng mộ tại Cổ Trai cũng được chú trọng xây dựng.
Các nhà sử học nhận định vị thế của Dương Kinh thời đó không chỉ là quê hương của vua Mạc mà còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, căn cứ địa, mở đường cho phát triển kinh tế biển. Đây là một trong những "kinh đô hướng biển" của Việt Nam thời trung đại.
Trải qua những biến cố lịch sử, Dương Kinh nay thuộc huyện Kiến Thụy vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích quý giá. Năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hóa - Thông tin Hải Phòng đã phối hợp khai quật tại khu di tích Dương Kinh, thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thu được nhiều kết quả quan trọng.
Tại gò chữ Công, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết nền móng của công trình kiến trúc lớn, có thể là điện Tường Quang. Gò Gạo cũng cho thấy sự tồn tại của tổ hợp kiến trúc quy mô lớn, có thể là điện Hưng Quốc. Gò Quan Thiệu phát hiện dấu vết gia cố nền móng và ngôi mộ cổ.
Ngày nay, cụm di tích chùa Nhân Trai, chùa Trà Phương, đền - chùa Hòa Liễu, khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, từ đường họ Mạc là những minh chứng cho sự tồn tại của một vương triều.
Các di tích này không chỉ phản ánh quá trình hưng thịnh - suy vong của nhà Mạc mà còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, như tượng vua, tượng vương, tượng thái hậu... Đặc biệt, ba hiện vật liên quan đến nhà Mạc được công nhận là bảo vật quốc gia, gồm long đao, tượng Mạc Đăng Dung và phù điêu thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào tháng 1/2025.
Nhà Mạc trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527-1529), Mạc Đăng Doanh (1530-1540), Mạc Phúc Hải (1541-1546), Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) và Mạc Mậu Hợp (1562-1592). Đến đầu năm 1593, triều đại nhà Mạc kết thúc, khép lại 66 năm cầm quyền.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc nhà Mạc thay thế nhà Lê là hợp với quy luật lịch sử. Năm 1994, trong hội thảo khoa học về vương triều Mạc, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định nên xóa bỏ định kiến về nhà Mạc, nên đối xử với nhà Mạc công bằng như các triều đại khác.
Lê Tân
TPHCM - Trên địa bàn khu vực 5 đơn vị hành chính cấp xã ở TP Vũng Tàu cũ, đã thành lập 5 đơn vị công đoàn xã , phường.
Trong đêm 29/5, nhiều chốt kiểm tra được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh lập khẩn cấp tại các tuyến đường huyết mạch để truy bắt một đối tượng cướp ngân hàng.
Hội đồng xét xử quyết định quay lại phần xét hỏi do đã nhận được biên lai thu tiền thể hiện việc Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu.
Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.