Cải biên là một mảng chưa nhiều người hiểu rõ, điều này dẫn đến những hiểu lầm không đáng có cho khán giả, workshop Từ chữ sang thanh cho cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của cải biên trong làm phim.
Ngày 10-8, tại không gian Vườn trong phố (quận 2, TP.HCM) diễn ra buổi workshop có tên Từ chữ sang thanh- bàn về việc cải biên tác phẩm văn học thành chất liệu điện ảnh, đặc biệt là âm thanh.
Khách mời của chương trình gồm: TS Đào Lê Na - trưởng bộ môn Nghệ thuật điện ảnh tại đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đồng thời là nhà điều hành FY Film Fest, YUME Art, có am hiểu chuyên sâu về cải biên;
Đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi, một trong những cánh chim đầu đàn đưa bản địa hoá vào các tác phẩm điện ảnh nước ngoài, từng lồng tiếng cho nhiều tác phẩm Hollywood nổi tiếng; và cuối cùng là nhà văn Đỗ Quang Vinh, người có những tác phẩm cải biên thành phim âm thanh như Trường hợp thứ bảy, Thay lời người chết.
Dẫn chương trình là MC Phi Yến, một người cũng từng có kinh nghiệm trong công tác lồng tiếng Việt cho nhiều phim của Disney, Netflix...
Những diễn giả tham gia sự kiện đều là những chuyên gia trong ngành, mỗi người sẽ cung cấp một mảnh ghép của hành trình từ trang sách đến màn ảnh.
Theo Đào Lê Na, khán giả đại chúng vốn quen thuộc với từ chuyển thể để chỉ một tác phẩm làm lại từ một sáng tác văn chương.
Khi xem một bộ phim chuyển thể, khán giả thường sẽ có một định kiến nhất định về sự trung thành dành cho nguyên tác, khiến cho phim dễ thu về ý kiến trái chiều khi có chi tiết thay đổi so với bản gốc.
Nhưng thuật ngữ chuyên ngành phù hợp phải là cải biên, từ này trong tiếng anh là adaptation, trong đó adapt mang nghĩa thích nghi, thay đổi cho phù hợp, khác biệt với transformation (chuyển thể) chỉ chuyển đổi thể loại của tác phẩm.
Cải biên, mặt khác, là một sự thích nghi, mà thích nghi sẽ phải có thay đổi nguyên tác về nội dung, ý đồ nghệ thuật sao cho phù hợp với môi trường nghệ thuật mới.
Nhiều người cho rằng những sự thay đổi này sẽ phá hoại những giá trị của nguyên tác, Đào Lê Na lại nhận định rằng không nên so sánh hai phạm trù nghệ thuật khác biệt là văn học và điện ảnh vì cả hai đều đang cố gắng giao tiếp với khán giả bằng hai ngôn ngữ khác biệt (ngôn ngữ điện ảnh và văn viết).
Tuy nhiên, tác phẩm cải biên vẫn sẽ đảm bảo và giữ tinh thần của tác phẩm văn học - tác phẩm văn chương gốc.
Ví dụ như phim điện ảnh Đất rừng phương Nam so sánh với tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi, có nhiều chi tiết thay đổi để phù hợp hơn với "sân chơi" mới, dù vậy ý nghĩa cốt lõi là cuộc đấu tranh chống lại áp bức của một dân tộc thì vẫn giữ nguyên.
Tại buổi workshop, khán giả cũng được đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi, giới thiệu một loại hình cải biên còn hiếm thấy ở Việt Nam là "phim âm thanh", đây là những bộ phim cải biên từ tác phẩm văn học, chỉ có phần lồng tiếng kèm với hình ảnh minh họa.
Ví dụ rõ nhất là series Hùng ca sử Việt của đạo diễn Đạt Phi, gồm những câu chuyện giả tưởng (giả sử) dựa trên cơ sở những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử Việt Nam, do các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp hóa thân, tạo nên cảm giác hùng hồn, bi tráng.
Dù chỉ có hiệu ứng âm thanh, lồng tiếng và ảnh minh họa, các tác phẩm cải biên này lại vô cùng sinh động và cảm xúc nhờ có kỹ nghệ lồng tiếng xuất sắc.
Chia sẻ với khán giả, ông nói việc khởi động dự án Hùng ca sử Việt bắt nguồn từ tình yêu lịch sử dân tộc và mong muốn lan tỏa những giá trị này cho giới trẻ, nhưng lý do ông chọn loại hình phim âm thanh thì lại đơn giản hơn rất nhiều:
"Động lực thôi thúc nhất để tôi chọn làm phim âm thanh, để mang cái hồn cốt đến cho mọi người dễ nghe, dễ hiểu, đó là...thiếu kinh phí" - đạo diễn Đạt Phi hóm hỉnh.
Nhà văn Đỗ Quang Vinh nói anh cũng bất ngờ khi thấy người con tinh thần của mình trong một hình hài khác, anh cho rằng tác phẩm cải biên có nhiều khoảnh khắc cho khán giả những cảm xúc vượt xa trí tưởng tượng ban đầu của nhà văn.
Hơn 40 năm qua, bức tranh khổ lớn vẽ Bác Hồ ôm em bé trên mặt tiền tòa nhà Thông tin - Triển lãm, số 93 phố Đinh Tiên Hoàng nổi bật một góc hồ Hoàn Kiếm đã thành thân thuộc với mọi người.
Nhiều ngôi làng ở tỉnh Quảng Châu đang ra treo thưởng 1.000 tệ (3,5 triệu đồng) cho người giúp nam giới độc thân lấy được vợ.
Bên cạnh những linh vật rồng năm 2024 đầy tính nghệ thuật thì Trung Quốc cũng sáng tạo những tác phẩm rồng theo hướng hài hước.
Ban chấp hành Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa thống nhất kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa giữ lại chợ Đầm tròn Nha Trang.
Đọc bài: 'Có nên đòi đứng tên một phần đất hương hỏa do ông bà để lại”, tôi suy ngẫm, vì sao chúng ta lại thành như thế này.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định chính thức thành lập vào sáng 27-8 tại số 145 Trần Quang Khải, TP.HCM.
Là ‘linh hồn’ của mục ‘Nói hay đừng’ trên báo Lao Động một thời, nhà báo Lý Sinh Sự (Trần Đức Chính) được coi là bậc thầy của nhiều nhà báo, với những bài học làm báo rất hữu ích và độc đáo.
Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi trao bằng khen, tuyên dương 25 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và 7 tập thể có mô hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa phục hồi thành công xương vùng mặt vỡ nát cho người bị tai nạn giao thông .