Chỉ vì đặt bánh sinh nhật sai ý cô giáo chủ nhiệm, nữ sinh đã quỳ xuống khóc ở cửa lớp và bị cô giáo túm cổ áo, kéo lên.
Câu chuyện “cô giáo túm cổ áo kéo học sinh” vì nữ sinh không đặt bánh sinh nhật đúng cửa hàng cô giáo chủ nhiệm chỉ định gây xôn xao dư luận.
Theo báo cáo của nhà trường gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hôm 30.9, nguyên nhân của vụ việc là học sinh đặt bánh sinh nhật chưa đúng theo yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm. Em học sinh biết sai nên quỳ xuống xin lỗi cô, khóc lóc, van xin được tha thứ.
Ông Nguyễn Duy Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) khẳng định, không có chuyện cô giáo bạo lực hay mâu thuẫn với học sinh. Lúc đó sức khỏe em không được tốt nên em đã nằm xuống nền nhà, cô giáo nói học sinh đứng lên nhưng em không đứng được. Cô giáo trong lúc nóng giận đã có động tác chưa phù hợp là kéo học sinh đứng dậy.
Sau vụ việc, học sinh đã nhận lỗi, nhà trường đã kiểm điểm, luân chuyển vị trí công tác với cô giáo có hành vi ứng xử nêu trên.
Là một nhà giáo, tôi cảm nhận lời giải thích của thầy hiệu trưởng chưa hợp lí, chưa nhìn nhận sự thật của vấn đề, còn bao che việc làm sai của cô giáo.
Dù trong mọi trường hợp, dù học sinh mắc lỗi ra sao, khi em học sinh quỳ xuống sàn nhà và cầu xin tha thứ (theo như trong clip), thì cô giáo phải sẵn sàng khoan dung, tha thứ cho học trò. Đồng thời, khi phát hiện em học sinh có vấn đề về sức khoẻ, cần đưa em học sinh đến gặp Ban Tư vấn tâm lý học đường, cùng “lắng nghe, thấu hiểu, cùng hành động”. Đó mới là giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường. Rõ ràng, cách hành xử của cô giáo là phản giáo dục.
Nếu cô giáo trong clip đáng trách 1 thì thầy hiệu trưởng càng đáng trách gấp nhiều lần khi chưa đánh giá khách quan, đúng sự thật, để rút ra bài học kinh nghiệm ứng xử chuẩn mực trong trường học và có biểu hiện bao che cho cái sai.
Chúng ta đang cố gắng xây dựng trường học hạnh phúc, thầy cô cần tạo môi trường để các em được học tập, vui chơi an toàn, an tâm. Hành vi cô giáo túm cổ áo học sinh kéo, ở cửa lớp học, xuất phát từ việc cô giáo này chưa biết cách kiềm chế bản thân và xử lý tốt tình huống sư phạm.
Giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ học sinh, chính vì vậy, mọi việc làm của giáo viên phải chuẩn mực để làm gương cho học trò, xây dựng môi trường ứng xử văn hoá, lành mạnh.
Hành vi túm cổ áo kéo lê học sinh của cô giáo chủ nhiệm lớp 12D4, Trường THPT Đa Phúc có thể xem là một dạng của bạo lực học đường, cần lên án, ngăn chặn kịp thời để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui thật sự.
Đừng để chỉ vì việc mua chiếc bánh không đúng chỗ cô yêu cầu mà dẫn đến việc mất kiềm chế cảm xúc, thiếu khoan dung, tình thương trách nhiệm đối với học sinh, nhất là nhà trường lại nhìn nhận học sinh cũng có lỗi chỉ vì mua chiếc bánh không đúng ý của giáo viên.
Mưa lớn những ngày qua đã cuốn trôi nhiều phương tiện, phá hủy nhiều công trình và cầu đường tại các bang Uttarakhand và Himachal Pradesh, 24 người đã thiệt mạng kể từ ngày 11/8.
Dưới đây là gợi ý đáp án môn Lịch sử đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do các giáo viên tại Tuyensinh247.com thực hiện.
Ngày 29.12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hải Phòng tổ chức lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại nhiều trường THPT trên địa bàn.
Khu dân cư ngõ 823 Hồng Hà (Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị ngập sâu do nước sông Hồng dâng cao, nhiều gia đình phải chuyển đồ đạc từ...
Khoảnh khắc tai nạn liên hoàn trên cao tốc hôm mùng 7 Tết, anh Thành Nhân không thể ôm vợ con vào lòng, nhưng may mắn, khung thép boron của chiếc Volvo đã ôm lấy tất cả.
Kết quả thanh tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 phát hiện không ít thiếu sót, vi phạm và hạn chế tại nhiều địa phương.
Ngày 30.5, UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP Cần Thơ. Phó Chủ tịch UBND...
Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội nếu muốn thay đổi khu vực tuyển sinh cần đảm bảo một số điều kiện cụ thể.
Nam hướng dẫn viên du lịch đã cưỡng ép thiếu nữ 17 tuổi giao cấu tại một nhà nghỉ ở phường 8, thành phố Trà Vinh.