Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính sách về hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên sư phạm là một trong những yếu tố hàng đầu thu hút sinh viên đến với nhóm ngành học này.
Thế nhưng, theo phản ánh của một số trường, địa phương, đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc hỗ trợ tiền học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Hiệu trưởng Đại học Thủ đô (Hà Nội) cho biết, các trường sư phạm địa phương đang gặp khó khăn trong việc giải quyết phần kinh phí hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Từ năm học 2021 -2022 đến nay, khi Nghị định 116 chính thức được áp dụng, Đại học Thủ đô vẫn chưa nhận được kinh phí để trả cho sinh viên.
“Nhu cầu các địa phương về tuyển dụng giáo viên hàng năm rất lớn, như Hà Nội, hàng năm nhu cầu từ 4.000-5.000 giáo viên, có năm lên đến 8.000. Theo đúng quy định của Nghị định 116, các địa phương sẽ giao nhiệm vụ, đấu thầu, đặt hàng đào tạo giáo viên.
Hàng năm nhà trường vẫn nhận được thông tin về đấu thầu, đặt hàng đào tạo giáo viên của TP Hà Nội. Từ khi Nghị định 116 có hiệu lực, trường cam kết sinh viên được hưởng học phí, trợ cấp khi theo học. Tuy nhiên đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa được cấp bất cứ khoản tiền nào.
Sau nhiều lần kiến nghị, UBND TP Hà Nội yêu cầu trường hỏi Bộ GD&ĐT ngân sách này do Trung ương trả hay địa phương trả. Bộ đã trả lời ngân sách do địa phương trả”, ông Tuân cho biết và thông tin thêm rằng sau nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng, đến nay sinh viên vẫn chưa được nhận khoản bồi hoàn học phí và chi phí học tập theo quy định.
Từ những vướng mắc này, Phó Hiệu trưởng Đại học Thủ đô kiến nghị, phần hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm tại các trường địa phương nên do trung ương trực tiếp cấp hàng năm để giảm bớt những khó khăn khi các cơ sở giáo dục phải làm việc qua địa phương.
Đại diện trường Đại học Sài Gòn cũng cho biết, việc chậm chi trả hai khoản hỗ trợ cho sinh viên ngành sư phạm là do các tỉnh, thành chưa hoàn thành hợp đồng đặt hàng đào tạo với trường. Do đó, trước mắt, sinh viên gặp khó khăn khi tạm ứng học phí cần làm đơn theo hướng dẫn của trường để được xem xét hỗ trợ. Riêng khoản trợ cấp sinh hoạt, trường phải chờ giải ngân từ các địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Hiệu trưởng phụ trách Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk cũng cho biết, trong năm đầu tiên áp dụng Nghị định 116, địa phương chưa kịp chi trả tiền học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Tuy nhiên, đến nay ngân sách địa phương đã cấp về trường, hiện nhà trường đang rà soát danh sách để chi trả cho sinh viên các khóa.
Cũng theo ông Thành, Nghị định 116 quy định, sinh viên nhận tiền hỗ trợ, 2 năm sau khi tốt nghiệp nếu không làm việc trong ngành giáo dục sẽ phải hoàn trả số tiền trợ cấp đã nhận. Do đó vẫn có không ít sinh viên e ngại không dám làm đơn để được nhận khoản tiền này.
“Toàn trường có khoảng 70% sinh viên làm đơn nhận trợ cấp, còn lại 30% không làm đơn để được nhận khoản tiền này. Lý do nhiều em lo lắng sau khi ra trường sẽ không tìm được việc trong ngành giáo dục, khi đó số tiền phải bồi hoàn lại sẽ không nhỏ”, ông Thành cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116 đã quy định rõ các trường cao đẳng sư phạm địa phương thuộc sự quản lý của tỉnh, thành phố chi trả kinh phí. Đồng thời, Luật Ngân sách không cho phép ngân sách trung ương cấp trực tiếp về các trường đại học, cao đẳng địa phương.
Với trường hợp của Đại học Thủ đô, Thành phố Hà Nội cần có trách nhiệm chi trả kinh phí này cho trường. Bộ GD&ĐT đã nhiều lần gửi văn bản sang UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này.
Thứ trưởng Sơn cũng khẳng định, trong năm học này, địa phương nào không cấp kinh phí theo Nghị định 116 thì Bộ GD&ĐT sẽ không cấp chỉ tiêu cho các trường thuộc địa phương đó. Việc giải quyết tiền trợ cấp cho sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường và địa phương.
Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 4. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
TPHCM - Đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Công trường Lam Sơn đoạn trước Nhà hát Thành phố (Quận 1) cấm xe lưu thông từ 19h ngày 14.2 (tức mùng 5...
Sau tròn 1 năm hoạt động, bản du lịch cộng đồng Nà Sự thuộc xã Chà Nưa thuộc huyện, Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã thu hút trên 5.000 du...
Cô con gái riêng gọi điện cho cha và trình báo công an đã giết mẹ kế trong phòng trọ bị khởi tố bị can để điều tra về hành vi giết người.
Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) vừa có thông báo về thể lệ Giải Diên Hồng lần...
Bày tỏ quan điểm về kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn “vượt ngưỡng” của chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ủng hộ quan điểm này.
Tối 18.11, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã dự chương trình khai mạc Ngày hội công nhân tại Bình...
Từ hình ảnh do người dân ghi lại, lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương đã xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ, tước giấy phép lái xe những tài xế chạy ẩu.
Trục trặc chuyện tình cảm, một người dân tại TT-Huế lên mạng nhờ thầy bói làm lễ cúng “hóa giải” và bị lừa hàng trăm triệu đồng.
HUẾ - Ngày 9.7, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Việt Đức (SN 2004, trú tại xã...