Hàng trăm người biểu tình đã dựng trại bên ngoài một căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey của Niger suốt 6 ngày qua để yêu cầu Paris rút quân khỏi quốc gia Tây Phi.
(08.10) Làn sóng phản đối Pháp ở Niger đã tăng cao sau vụ đảo chính tại quốc gia Tây Phi. (Nguồn: AFP) |
Đảo chính ở Niger: Làn sóng phản đối Pháp ở Niger đã tăng cao sau vụ đảo chính tại quốc gia Tây Phi. (Nguồn: AFP) |
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy tâm lý chống Pháp dâng cao trong số những người ủng hộ cuộc đảo chính quân sự ở Niger hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Tin liên quan |
Mỹ hồi sinh chiến lược công nghiệp, đồng minh châu Âu chẳng may dính Mỹ hồi sinh chiến lược công nghiệp, đồng minh châu Âu chẳng may dính 'đạn lạc'? |
Cuộc biểu tình bắt đầu từ hôm 2/9, khoảng 5 tuần sau khi quân đội Niger lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum và nắm quyền lãnh đạo đất nước trong cuộc đảo chính bị lên án rộng rãi ở nước ngoài nhưng lại nhận được sự tán thưởng của nhiều người ở trong nước.
Quan hệ giữa Niger và “cựu mẫu quốc” Pháp đã trở nên xấu đi khi Paris tuyên bố chính quyền quân sự ở quốc gia Tây Phi là bất hợp pháp, qua đó kích động tâm lý chống Pháp.
Đã và đang xuất hiện nhiều lời kêu khoảng 1.500 binh sĩ Pháp - vốn đang đồn trú tại Niger để tham gia cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo ở khu vực Sahel - rời khỏi quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên, Paris tới nay vẫn bác bỏ những lời kêu gọi này
Các hoạt động tuần hành ủng hộ chính quyền quân sự liên tục diễn ra kể từ cuộc đảo chính. Trong khi đó, đám đông người biểu tình trước căn cứ quân sự của Pháp tiếp tục tăng thêm và không cho thấy dấu hiệu sẽ rời đi.
Trước đó, ngày 6/9, Người phát ngôn chính phủ Pháp Olivier Veran xác nhận đã có một số cuộc đàm phán giữa các quan chức quân sự địa phương của Pháp và Niger nhằm phối hợp hoạt động trên thực tiễn.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hàng tuần, ông Veran cũng nhắc lại quan điểm của Pháp rằng, nước này chỉ công nhận chính phủ dân cử của Tổng thống Mohamed Bazoum - người hiện đang bị giam giữ sau cuộc đảo chính - và xem đây là nhà lãnh đạo hợp pháp của quốc gia Tây Phi này.
Trước đó, nhật báo Le Monde ngày 5/9 đưa tin, Paris đã bắt đầu đàm phán với một số quan chức quân đội Niger về việc rút một số binh sĩ khỏi quốc gia châu Phi này sau cuộc đảo chính hồi tháng 7.
Le Monde dẫn một số nguồn thạo tin giấu tên của Pháp cho hay, trong giai đoạn này, cả số lượng binh sĩ Pháp liên quan cũng như thời gian họ rút khỏi quốc gia Tây Phi này đều chưa được quyết định. Theo tin trên, cuộc đàm phán không được tổ chức với các thủ lĩnh đảo chính mà là với các quan chức quân đội chính quy mà Pháp đã hợp tác từ lâu.
Tel Aviv tuyên bố đã chuẩn bị chiến dịch 'rất khốc liệt' dọc biên giới với Lebanon, nơi quân đội Israel và Hezbollah giao tranh gần như hàng ngày.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên 2024 sẽ là cơ hội để Việt Nam truyền tải thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam năng động, đổi mới và là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu.
Trực thăng du lịch vướng dây diều, rơi xuống làng Pecatu ở phía nam Bali, hai người Australia, ba người Indonesia đều sống sót.
Tổng thống Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Attal và chính phủ, nhưng yêu cầu họ giữ chức vụ đến khi nội các mới được thành lập.
Thông tin cập nhật về tình hình xung đột Nga-Ukraine: VSU tìm cách ngăn quân Moscow tập trung lực lượng, Nga khép vòng vây ở mặt trận chiến lược, Mỹ không lạc quan về chiến dịch phản công của Kiev...
Iran hối thúc Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách 'gây áp lực tối đa' mà ông áp dụng với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Giải Nobel Hòa bình năm nay thuộc về nhà hoạt động và nhà báo người Iran Narges Mohammadi, người đấu tranh cho nữ quyền ở nước này.
Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết, các lực lượng nước này đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược tại Quân khu miền Nam.
Ít nhất 140 người bị thương ở miền nam nước Nga sau khi xe lửa va chạm với chiếc xe tải liều mạng băng qua đường ray khi tàu đang đến gần.