Ngoại trưởng Niger của chính phủ dân sự khẳng định ECOWAS sẵn sàng sử dụng vũ lực tại Niger một khi phe đảo chính không nhượng bộ.
(09.02) Ngoại trưởng của chính quyền dân sự, ông Hassoumi Massoudou, cảnh báo ECOWAS có thể can thiệp vào Niger. (Nguồn: Reuters) |
Ngoại trưởng của chính quyền dân sự, ông Hassoumi Massoudou, cảnh báo ECOWAS có thể can thiệp vào Niger. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 1/9, trả lời phỏng vấn tờ El Pais (Tây Ban Nha), Ngoại trưởng Niger và người tạm quyền tại chính phủ bị lật đổ ở nước này, ông Hassoumi Massoudou, nêu rõ: “Cho đến nay, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã chọn con đường ngoại giao. Điều này là bình thường. Nhưng nếu mọi cuộc đàm phán đều thất bại, họ chỉ có thể đưa ra giải pháp quân sự”.
Tin liên quan |
Tình hình Niger: Chính quyền quân sự Tình hình Niger: Chính quyền quân sự 'nổi đoá' vì Pháp can thiệp sâu vào nội bộ |
Đồng thời, nhân vật này nhấn mạnh phe đảo chính phải “từ bỏ quyền lực và phục hồi chức vụ cho Tổng thống Mohamed Bazoum” và nhà lãnh đạo Niger này “không có lý do gì” để từ chức: “Sau đó, mọi thứ đều có thể thương lượng. Các điều kiện rời đi của lực lượng đảo chính có thể được thảo luận. Nhưng sẽ không có giải pháp nào trừ khi ông Bazoum được phục chức. Cách duy nhất là những người đảo chính rút lui”.
Ông Massoudou lưu ý ở thời điểm hiện tại, Tổng thống bị lật đổ Bazoum vẫn có “sức khỏe bình thường”, mặc dù bị “bắt làm con tin tại nhà riêng cùng vợ con và bị cắt điện, với nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Điều kiện sống của họ khá khó khăn nhưng ông ấy có tinh thần rất tốt”.
Trước đó một ngày, ông Bola Tinubu, Tổng thống Nigeria, nước Chủ tịch ECOWAS, đã nêu ý tưởng về một thời kỳ chuyển tiếp dân sự kéo dài 9 tháng cho Niger. Trong khi đó, lực lượng đảo chính lại muốn có thời gian chuyển tiếp kéo dài 3 năm để khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Trong một tin liên quan, người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết: “Ngày 1/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin III đã diện đàm với người đồng cấp Pháp Sébastien Lecornu để thảo luận về tình hình an ninh ở Niger trong bối cảnh diễn biến gần đây ở Tây Phi”.
Theo ông, hai quan chức này chia sẻ mong muốn về tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho tình hình ở Niger và nhấn mạnh cần phải tiếp tục phối hợp với Nigeria và đối tác châu Phi.
Trước đó, trong tuần này, phe đảo chính đã cáo buộc Pháp can thiệp công việc nội bộ sau khi Tổng thống Emmanuel Macron nhắc lại sự ủng hộ đối với ông Bazoum. Truyền thông đưa tin, chính quyền quân sự Niger cũng hủy bỏ mọi thỏa thuận an ninh và quân sự với Pháp.
Nga bắt đầu gắn camera ảnh nhiệt lên UAV để tác chiến ban đêm, khiến lính Ukraine bất ngờ và nhiều khó khăn trong các hoạt động trên chiến trường.
Cựu tổng thống Duterte đề xuất đảo Mindanao ly khai khỏi Philippines, khiến chính phủ nước này cảnh báo sẵn sàng dùng 'vũ lực' để ngăn cản.
Thủ tướng Anthony Albanese chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia, với 19 phát đại bác chào mừng.
Israel thông qua hai luật cấm UNRWA, cơ quan hỗ trợ nhân đạo Palestine của Liên Hợp Quốc, hoạt động ở nước này và Đông Jerusalem, bất chấp phản đối từ quốc tế.
Theo Bộ Ngoại giao Malaysia, Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ thăm chính thức Đức từ ngày 10 - 15/3. Tháp tùng ông Ibrahim gồm Ngoại trưởng Mohamad Hasan, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Utama Zafrul Tengku Abdul Aziz, và Bộ trưởng phát triển Doanh nhân và Doanh nghiệp Ewon Benedick...
Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Ủy ban An toàn và An ninh hạt nhân Hàn Quốc (NSSC) ngày 12/9 đã cấp giấy phép xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực bờ biển phía Đông của nước này.
Tuần qua, cuộc vận động tranh cử Tổng thống tại Indonesia, quốc gia có dân số lớn thứ tư trên thế giới, chính thức bắt đầu.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị cáo buộc giết chết ít nhất 11 người đang thu hái nấm cục trên hoang mạc ở phía bắc Syria.