Sau vụ đảo chính bất thành của một bộ phận quân đội Bolivia ngày 26/6, các nước và tổ chức quốc tế tiếp tục bày tỏ ủng hộ chính phủ của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ Luis Arce.
Đảo chính bất thành ở Bolivia: Bắt 17 sĩ quan quân đội, LHQ kêu gọi điều tra, Nga-Brazil tỏ lập trường kiên định |
Các binh sĩ tiến hành cuộc đảo chính bao vây Dinh Tổng thống ở quảng trường Plaza Murillo trưa 26/6 giờ địa phương. (Nguồn: Kawasachun News) |
Hãng tin Sputnik đưa tin, ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận, cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ và có đủ thông tin để vạch trần “toàn bộ mạng lưới” liên quan vụ việc này.
Bộ trưởng Castillo tiết lộ, các lời khai cho thấy âm mưu đảo chính đã được lên kế hoạch từ tháng 5/2024, song không công bố thêm thông tin chi tiết.
Trước đó, lãnh đạo cuộc đảo chính bất thành này, cựu Tổng tư lệnh quân đội Bolivia Juan Jose Zuniga, đã bị bắt và bị buộc tội khủng bố. Ông này có thể bị kết án lên tới 20 năm tù giam.
Trước cuộc đảo chính bất thành trên, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk bày tỏ "vô cùng quan ngại", lưu ý rằng, "điều hết sức quan trọng là đảm bảo tôn trọng đầy đủ nhân quyền trong mọi tình huống, bảo vệ trật tự hiến pháp và duy trì hòa bình".
Quan chức LHQ kêu gọi các cơ quan hữu quan "tiến hành cuộc điều tra kỹ lưỡng và khách quan về những cáo buộc bạo lực và báo cáo về thương tích. Những người gây ra vụ việc phải chịu trách nhiệm và những người bị giam giữ liên quan đến các sự kiện phải được xét xử công bằng”.
Trong khi đó, cùng ngày, Nga và Brazil tiếp tục bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ với chính quyền của Tổng thống Bolivia Luis Arce.
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva xác nhận ông sẽ thực hiện chuyến thăm và làm việc tại thành phố Santa Cruz của Bolivia vào ngày 9/7 nhằm “củng cố nền dân chủ” và bày tỏ lập trường ủng hộ người đồng cấp nước chủ nhà.
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh, Tổng thống Lula da Silva kịch liệt lên án âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia hôm 26/6 vừa qua, nhấn mạnh rằng, nếu một cuộc đảo chính thành công, Bolivia sẽ không thể hoàn tất quá trình gia nhập Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Về phía Nga, Bộ Ngoại giao thông báo, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Bolivia Celinda Sosa Lunda, qua đó lên án âm mưu đảo chính quân sự và bày tỏ “lập trường ủng hộ hoàn toàn và kiên định” của Moscow dành cho chính quyền của quốc gia Nam Mỹ.
Thông cáo có đoạn: “Nga nhấn mạnh quan điểm không thể chấp nhận bất kỳ hành động nào nhằm phá hoại nền tảng hiến pháp của các quốc gia có chủ quyền. Phía Nga thể hiện lập trường ủng hộ hoàn toàn và kiên định dành cho chính phủ của Tổng thống Luis Arce Catacora".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Lavrov còn lưu ý tầm quan trọng của việc củng cố tất cả các lực lượng và cơ cấu có tinh thần xây dựng của xã hội Bolivia vì lợi ích phát triển ổn định hơn nữa của đất nước. Ông cũng khẳng định tình đoàn kết của Nga với đất nước anh em Bolivia - đối tác chiến lược đáng tin cậy của Moscow.
Ngày 26/6, một bộ phận quân đội Bolivia có vũ trang đã bao vây các tòa nhà chính quyền tại thủ đô hành chính La Paz, nơi các tòa nhà hành pháp và lập pháp tọa lạc. Tổng tư lệnh quân đội khi đó là Tướng Juan Jose Zuniga dẫn đầu vụ binh biến, tuyên bố mục đích là nhằm "tái cơ cấu nền dân chủ".
Ngay sau vụ việc, Tổng thống Arce đã thay thế tổng tư lệnh quân đội, kêu gọi người dân đoàn kết chống đảo chính. Vài giờ sau đó, các binh sĩ rút khỏi các tòa nhà chính quyền. Theo AFP, ông Zuniga sau đó bị bắt khi đang phát biểu trước các phóng viên bên ngoài một doanh trại.
Truyền thông Iran đưa tin trực thăng chở Tổng thống Raisi đã gặp sự cố trong thời tiết xấu ở tỉnh biên giới tây bắc nước này.
Ông Zelensky chỉ trích phương Tây 'sợ hãi' đến mức không dám nêu khả năng hạ tên lửa và UAV Nga tập kích Ukraine, dù từng giúp Israel phòng thủ.
Bộ Ngoại giao Israel đã ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc về việc làm lộ thông tin về cuộc gặp “bí mật” giữa Ngoại trưởng Eli Cohen của nước này với người đồng cấp Libya Najla El Mangoush.
Ông Netanyahu tuyên bố đã ra lệnh thực hiện loạt vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon hồi tháng 9, lần đầu Israel nhận trách nhiệm về sự việc.
Diễn biến xung đột ở Ukraine và cuộc cải tổ Nội các quy mô lớn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga nói về bầu cử Mỹ và chiến dịch quân sự, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Thủ tướng Ấn Độ thăm Singapore... là một số sự kiện quốc tế nổi bật.
Israel tuyên bố mở đợt tấn công nhắm vào mục tiêu ở Syria và lực lượng Hezbollah ở Lebanon nhằm trả đũa việc bị tập kích.
Nghị sĩ Dân chủ Sherrill cho rằng ông Trump không dám nhận lời mời đến Ukraine vì 'Tổng thống Putin không muốn thế'.
Tuyên bố của ông Kim Jong-un coi Hàn Quốc là 'ngoại bang' và từ bỏ nỗ lực thống nhất gây căng thẳng ở bán đảo, nhưng cũng có thể chỉ là thông điệp chính trị.
Đức triển khai quân thường trực gần biên giới Nga trong bối cảnh NATO tăng cường sức mạnh quân sự ở sườn phía đông của khối.