Bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn ghi có 6 người từng đỗ tiến sĩ nhưng không nhận bằng, tiếp tục ứng thí và lại đậu tiến sĩ; Hà Nội và Hải Dương có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất.
Nhiều câu chuyện thú vị từ bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang được “diễn giải” trong trưng bày chuyên đề Bia đá kể chuyện tại khu vườn bia tiến sĩ trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đây là trưng bày tiếp nối trưng bày Bia đá kể chuyện lần thứ nhất đã được tổ chức vào năm 2022, khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của 82 bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ông Lê Xuân Kiêu - giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết lần này trưng bày được đưa ra ngay vườn bia tiến sĩ, đặt gần những tấm bia (chứ không phải trong nhà Thái Học như lần trước) sẽ giúp người xem cảm nhận sâu hơn về những nội dung tư liệu hiện hữu cũng như khám phá điều ẩn chứa trên những tấm bia đá.
Người xem được hiểu thêm ý nghĩa của văn bia tiến sĩ không chỉ biểu dương nho sĩ hiển đạt và khuyến học, khẳng định vai trò, giá trị của nhân tài mà còn có ý nghĩa răn dạy kẻ sĩ về trách nhiệm đạo lý, khuyến khích điều lành ngăn ngừa điều ác.
Một thông tin thú vị, trong số 1.307 tiến sĩ được vinh danh trong 82 khoa thi thì có 6 tiến sĩ hai lần ứng thí trong thế kỷ 15 và đầu thế kỷ16.
Những người này thi tiếp dù đã đỗ tiến sĩ bởi vì lý do nào đó (ví như hứa với mẹ thi phải đỗ Đệ nhất giáp) không nhận bằng.
Có ba người cùng không nhận bằng tiến sĩ khoa thi năm 1508 và đều ứng thí lại vào năm 1511, hai người giữ nguyên thứ hạng Đệ tam giáp ở hai kỳ thi là Trần Doãn Minh và Nguyễn Bạt Tụy; một người từ Đệ tam giáp lên Đệ nhị giáp là Nguyễn Duy Tường.
Hai người là Trịnh Thiết Trường và Nguyễn Nguyên Chẩn đều không nhận bằng Đệ tam giáp trong khoa thi lần thứ nhất vào năm 1442 và cùng thi lại khoa thi năm 1448 nhưng Nguyễn Nguyên Chẩn vẫn đậu Đệ tam giáp còn Trịnh Thiết Trường thăng hạng Đệ nhất giáp.
Ngoài ra còn Nguyễn Nhân Bị đỗ Đệ tam giáp khoa thi năm 1466, không nhận bằng, thi lại năm 1481 và vẫn đậu Đệ tam giáp.
Trưng bày còn mang đến nhiều thông tin lý thú như những danh nhân tham gia soạn và dựng bia tiến sĩ; thông tin cơ bản về những danh nhân tiêu biểu được ghi trong bia tiến sĩ: Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm.
Không phải khoa thi nào cũng dựng bia tiến sĩ. Có 82 khoa thi hiện còn bia tiến sĩ, 30 khoa thi không dựng bia tiến sĩ, 9 khoa thi đã mất hoặc thất lạc bia tiến sĩ. Khoa thi có đông thí sinh ứng thí nhất là khoa thi năm 1640, có 6.000 thí sinh dự thi.
Khoa thi lấy tiến sĩ nhiều nhất là khoa thi năm 1478 với 62 tiến sĩ; khoa thi có ít người đậu tiến sĩ nhất là 2 khoa thi năm 1592 và 1667, cùng có 3 người đậu tiến sĩ. Có 43 khoa thi không chọn được tiến sĩ Đệ nhất giáp.
Trưng bày cũng cho biết những địa phương có người đỗ tiến sĩ nhiều nhất chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, gồm Hà Nội dẫn đầu 372 tiến sĩ.
Đứng thứ hai là Hải Dương 197 tiến sĩ, thứ ba là Bắc Ninh có 173 tiến sĩ, Hưng Yên 107 tiến sĩ.
Các tỉnh miền Trung có Thanh Hóa ghi nhận 128 tiến sĩ, Hà Tĩnh 69 tiến sĩ, Nghệ An 44 tiến sĩ. Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Tuyên Quang là những địa phương có 1 tiến sĩ, Quảng Ninh có 2 tiến sĩ.
Có hai dòng họ khoa bảng tiêu biểu là dòng họ Nguyễn ở làng Kim Đôi, nay là phường Kim Chấn, TP Bắc Ninh có 16 tiến sĩ/ 5 thế hệ;
Và dòng họ Nguyễn ở khu phố Vĩnh Kiều, phường Đồng Nguyên, thị trấn Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có 7 tiến sĩ/ 5 thế hệ.
Hai nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính xuất viện sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, riêng cụ bà 84 tuổi vẫn nguy kịch.
Wahyuni, 40 tuổi, đắn đo nhiều lần trước cơ hội làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe ở Đài Loan vào đầu 2024.
Bạc Liêu - Ngày 5.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di...
Chiều 2-2, thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn Bộ Y tế đã thăm và chúc tết tại 3 bệnh viện của Hà Nội. Theo ông Tuyên, dịp này lãnh đạo Bộ sẽ đi thăm, chúc tết y bác sĩ và bệnh nhân tại nhiều cơ sở y tế cả nước.
Hàng trăm người tụ tập về 14 giếng cổ 2.000 năm tuổi ở xã Gio An (Quảng Trị) để tắm giải nhiệt trong những ngày nắng nóng 42 độ C kỷ lục miền Trung.
TPHCM - Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp và có nguy cơ cao xâm nhập thành phố, Sở Y tế vừa có kế hoạch và...
Sáng 24/9, Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII khai mạc dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại điểm cầu trung tâm trụ sở T.Ư Đoàn.
Vào dịp Ngày của Mẹ năm nay, tôi về quê thăm má. Mợ Bảy, người bà con và cũng là hàng xóm sang chơi. Nhắc tới chuyện bệnh tật, mợ không giấu được vẻ bàng hoàng khi kể lại cái đận con gái mắc ung thư.
Nghĩ tới chuyện anh từng một đời vợ, tôi vẫn hơi e ngại và lo lắng gia đình phản đối.