Có bài báo từng viết về Đặng Nhật Minh 'luôn nghĩ khác và làm khác những nhà làm phim cùng thời', 'vượt ra khỏi khuôn khổ thẩm mỹ của điện ảnh cách mạng'… Có phải thế không?
Đó là câu hỏi của PGS. TS. Phạm Xuân Thạch - chủ nhiệm khoa Văn, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội - tại tọa đàm Phong cách sáng tác của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh, diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II), kéo dài tới hết 6-7.
Trước đó, tại lễ khai mạc DANAFF II, đạo diễn 86 tuổi vừa nhận giải Thành tựu điện ảnh cho sự nghiệp chưa có người thay thế.
Ông Thạch đặt câu hỏi: "Có thực sự ông là một trong những những cá nhân "vượt ra khỏi khuôn khổ thẩm mĩ" của một thời? Hay là một sự "vượt" mang tính nối tiếp của nền mỹ học đang đòi hỏi đổi mới đó?".
Theo ông Thạch, đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hành nghệ thuật hoàn toàn trong khuôn khổ của cái gọi là chế độ bao cấp - thời mà "phản biện xã hội" có lẽ vẫn còn chưa tồn tại.
Thế nhưng ông (cùng với một vài nhà văn khác) đã làm được điều mà ngày nay, điện ảnh không dễ gì làm được.
Đặng Nhật đã "biến phim thành một công cụ để nói và làm xúc động một số lượng người đông nhất có thể về những vấn đề bức thiết đặt ra với một xã hội".
Ông Thạch đánh giá "đó chính là cái phẩm tính tri thức".
Và "nhờ phẩm tính đó mà những nghệ sĩ như ông Minh có thể khảm được tiếng nói tác giả của mình vào những văn bản nghệ thuật được tạo nên từ một hệ thống thi pháp và khung tri thức cũ. Họ tìm thấy những khe cửa hẹp để đưa ánh sáng ra ngoài".
Còn ông Jean Mark Theroanne - đồng sáng lập, đồng giám đốc Liên hoan phim châu Á Versoul (Pháp) - gọi đạo diễn Đặng Nhật Minh là "đạo diễn Việt Nam vĩ đại", "bậc thầy của điện ảnh Việt Nam".
Ông Jean Mark Theroanne nhận xét phim của Đặng Nhật Minh thể hiện được cái nhìn rộng lớn về xã hội Việt Nam. Trong đó nổi bật lên hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam tỏa sáng, dũng cảm, không ngại hy sinh.
Ông ấn tượng với diễn viên Minh Châu trong phim Cô gái trên sông. Ông cũng dành sự khen ngợi cho Bao giờ cho đến tháng Mười.
Đó là một bộ phim rất đẹp, đã góp phần đưa điện ảnh Việt Nam đến với thế giới và đây cũng là bộ phim đầu tiên được chiếu tại các nước phương Tây sau năm 1975 và đã thắng rất nhiều giải.
Ở phần giao lưu, cô Nguyệt (NSND Minh Châu) phim Cô gái trên sông, cô Thủy (NSND Lan Hương) phim Mùa ổi, thầy giáo Khang (NSND Hữu Mười) và Nam, chồng Duyên (Đặng Lê Việt Bảo) phim Bao giờ cho đến tháng Mười, Lâm (Quang Hải), Toàn (Võ Hoài Nam, Huệ (Mai Thu Huyền) và Lê (Quách Thu Phương) phim Hà Nội mùa đông 46… đều có mặt.
Các nghệ sĩ gửi lời cảm ơn ban tổ chức vì đã tạo ra cuộc gặp này. Trong số họ, có những người lâu lắm rồi không gặp lại đạo diễn Đặng Nhật Minh. Quách Thu Phương nói "có lẽ đây là cơ hội không có lần thứ hai".
Hai diễn viên Quách Thu Phương và NSND Minh Châu khóc vì xúc động, còn Lan Hương thì tim đập thình thịch vì hồi hộp.
Đặng Nhật Minh từng nói, ông muốn nói về quả trứng chọi đá trong dòng chảy nghiệt ngã của số phận.
Ông quan tâm quả trứng đó như thế nào? Có bị vỡ nát không? Ta nghĩ gì về nó?
Vì thế, những nhân vật xuất hiện trong phim ông, lúc nào cũng đẹp, cũng có gì đó đặc biệt hơn.
Nghệ sĩ Minh Châu kể, vai cô gái điếm tên Nguyệt trong phim Cô gái trên sông như một bước nhảy vọt trong sự nghiệp của bà.
Cũng như một số người, bà từng thắc mắc: Sao phim của Đặng Nhật Minh toàn nói về thân phận những người phụ nữ, có phải do quá yêu phụ nữ không?
Rồi bà cũng tự cắt nghĩa: Các thân phận phụ nữ Việt Nam dễ làm người ta cảm thấy động lòng và Đặng Nhật Minh không nằm ngoài điều đó.
Minh Châu "cảm ơn người anh vì khi tham gia phim anh, khán giả biết tới và yêu mến Minh Châu nhiều hơn".
Còn nghệ sĩ Lan Hương kể, bà vốn xuất thân là diễn viên sân khấu. Trước khi làm việc với Đặng Nhật Minh, bà rất sợ ống kính nhưng sau Mùa ổi, nỗi sợ ống kính đã vơi bớt.
"Phim anh rất lạ kỳ, chẳng biết sao có những phim xem đi xem lại vẫn không thấy chán", Lan Hương nói.
Ban đầu, Đặng Nhật Minh không định giao vai thầy giáo Khang cho Hữu Mười vì ông mới đóng giáo Thứ trong phim Làng Vũ đại ngày ấy (1983). Không thể cùng lúc có hai vai đều làm thầy giáo được.
"Tôi mê kịch bản Bao giờ cho đến tháng Mười quá nên bảo không được đóng phim, vậy cho em đi theo làm trợ lý", Hữu Mười nhớ lại.
Cuối cùng, vì Đặng Nhật Minh không tìm ra ai đóng phù hợp thầy giáo Khang ngoài Hữu Mười nên ông mới có cơ hội tham gia phim này.
Hữu Mười nhận xét, phim của Đặng Nhật Minh thường có câu chuyện nhẹ nhàng, cách kể chuyện nhẩn nha, nhưng rất thấm.
"Tôi rất thích điều đó. Vì thế sau này, tôi đi học khóa đạo diễn điện ảnh, theo gót anh đứng sau máy quay. Cảm ơn anh đã chọn tôi", "thầy giáo Khang" bày tỏ.
Quang Hải kể, một ngày, anh nhận được cú điện thoại, bên kia đầu dây là đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh đọc bài thơ "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác heo may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Cháu ra đây, chú có một vai cho cháu".
Thế là chàng trai Quang Hải bỏ công việc, ra Bắc cho bằng được vì "quá mê phim Đặng Nhật Minh, mong đợi ngày này đã lâu".
Thời gian tham gia Hà Nội mùa đông năm 46, Quang Hải đã kịp quan sát cách làm việc tỉ mỉ, cẩn trọng, từ góc máy, chuẩn bị bối cảnh… để "áp dụng được rất nhiều trong sự nghiệp của mình".
"Đối với chú Đặng Nhật Minh, phim là người và người là phim" - đạo diễn Ngô Quang Hải chia sẻ.
Kết thúc, họ nán lại để ôm nhau, khóc - cười và selfie, rủ nhau "bắn tim", cùng chúc "đạo diễn Đặng Nhật Minh thật nhiều sức khỏe".
Người đạo diễn của họ, nay bước chân đi đã yếu, phải có người dìu. Ông nói những gì ông đã làm cho điện ảnh Việt Nam hết sức nhỏ bé.
Đồng thời, ông cũng gửi lời cảm ơn những người bạn, diễn viên, họa sĩ… đã làm phim cùng với ông bởi họ đã cùng nhau tạo ra những thời khắc đẹp của điện ảnh.
Đặng Nhật Minh nói: "Phim của tôi chỉ đề cập đến xã hội, con người Việt Nam, có thể nó không thỏa mãn cho tất cả khán giả, nhưng nếu ai muốn tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam thì có thể tìm đến các tác phẩm của tôi sẽ có cái nhìn khá đầy đủ".
Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) cho biết, ngày 28/2/2023, Hội đồng cấp Nhà nước đã có Tờ trình số 23/TTr-HĐNS10 về việc đề nghị xét tặng danh hiệu NSND lần thứ 10 trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương), trong đó có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND của NSƯT Phạm Đỗ Kỷ. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có Thông báo số 3211/TB-BTĐKT ngày 1/11/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, tòa án bác bỏ yêu cầu xin được tại ngoại của nghi phạm 'Boss Win' với lý do mắc ung thư giai đoạn ba.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một chàng trai bị hỏng xe và đang cố gắng đẩy để tìm nơi sửa. Điều khiến dân mạng chú ý là ở phía sau, bạn gái vẫn ngồi trên yên, không xuống đi bộ. Qua hình ảnh có thể thấy, chàng trai khá vất vả khi đẩy chiếc xe cùng cô gái đến tiệm sửa. Hành động lười biếng của cô gái đã vấp phải chỉ trích của nhiều người. Bởi, như vậy cho thấy cô gái không có tình thương với người mình yêu. Với đôi chân lành lặn, hoàn...
Chỉ sau hai ngày ra mắt, bộ phim đề tài chính trị “The Whirlwind” dẫn đầu bảng xếp hạng series được xem nhiều nhất tại Netflix Hàn Quốc và Việt Nam. Tác phẩm được đánh giá ly kỳ với những tình tiết bất ngờ, căng thẳng.
Tôi là tác giả của bài 'Sợ chúng tôi thiệt thòi, mẹ chồng nhất quyết đòi chia tài sản'.
Despicable Me 4 (tựa Việt: Kẻ trộm mặt trăng 4) vẫn không có đối thủ tại phòng vé Việt, dự kiến dẫn đầu đến hết tuần này.
Thông tin người mẫu Abby Choi (Thái Thiên Phượng) bị giết, phân xác đang gây chấn động dư luận toàn Châu Á.
Vượt qua hơn 1.000 ứng cử viên, thí sinh Hằng Phạm đến từ Cần Thơ giành giải nhất chương trình Giọng ca độc lạ Việt Nam 2023.
Diễn viên Tân Cương Cổ Lực Na Trát khiến nhiều khán giả ngạc nhiên vì ngoại hình khác lạ, khi xuất hiện hôm 31/5.