Tối 5-11, tại Hà Nội diễn ra lễ trao giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023.
Chương trình do Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Dự lễ có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Sau hai năm triển khai, ban tổ chức đã nhận được 1.078 tác phẩm gửi về tham dự. Qua đó, lựa chọn ra 54 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 4 giải A, 10 giải B, 12 giải C và 28 giải khuyến khích.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự lễ trao giải, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - nhận xét các tác phẩm tham dự đã phản ánh sinh động, trung thực, khách quan về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nhất là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Từ những thông tin do báo chí và nhân dân phản ánh đã giúp cho các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.
Ông Nghĩa đánh giá, đằng sau những tác phẩm báo chí được vinh danh là tinh thần lao động đầy trách nhiệm, là sự dấn thân, là bản lĩnh của các nhà báo với quyết tâm đưa ra ánh sáng và công luận những vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ, các nhà báo thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, những cám dỗ về vật chất, thậm chí bị đe dọa cả về tinh thần.
Do đó đòi hỏi mỗi nhà báo không chỉ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn sâu mà cần có đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng để vượt qua khó khăn, nguy hiểm, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, đóng góp thiết thực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Dịp này, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu một số nội dung để tăng cường hơn nữa vai trò xung kích, tiên phong của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trước hết, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước để báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động đúng định hướng, tham gia tích cực, hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường phối hợp, đồng hành giữa MTTQ Việt Nam với các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Qua đó, từng bước xây dựng văn hóa tiết kiệm, văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí.
Cùng với đó, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm xã hội của đội ngũ những người làm báo trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực; chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đề cao báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo để kịp thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục vướng mắc với những kẽ hở của chính sách pháp luật, xử lý căn cơ, tận gốc, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà báo, của hội viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có cơ chế khen thưởng, khích lệ, động viên, tôn vinh kịp thời, xứng đáng với cơ quan báo chí và những người làm báo có tinh thần dấn thân.
Bốn tác phẩm đoạt giải A
1. Tác phẩm Vụ phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn (loạt bài 5 kỳ), tác giả Nguyễn Hồng Nguyên, báo Bảo Vệ Pháp Luật.
2. Tác phẩm Ngang nhiên "phân lô" mua bán đất nghĩa trang trái phép tại Hà Nội (loạt bài 5 kỳ). Nhóm tác giả: Nguyễn Quán Tuấn, Trần Văn Quốc, Quách Hà Đương, báo điện tử Nhà Báo và Công Luận.
3. Tác phẩm Thuốc nào trị "bệnh sợ sai"? (loạt 3 bài). Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lại Thị Hoa, Kênh VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.
4. Phim tài liệu Không lùi bước. Nhóm tác giả: Nguyễn Nhật Duy, Phan Ý Linh, Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
Kế hoạch lập quân đội Schengen của NATO là một sự leo thang khác trong cuộc đối đầu của liên minh do Mỹ dẫn đầu với Nga.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell kêu gọi hải quân châu Âu tuần tra eo biển Đài Loan.
Sau khi đi học về, 5 học sinh lớp 7 ở Yên Bái rủ nhau tắm sông Hồng. Khi vừa xuống nước, 2 em bị đuối nước.
Video: Hiện trường vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sáng 20/2, trả lời PV VTC News, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên (thị xã Sa Pa, Lào Cai) cho biết, cơ quan chức năng đã huy động 450 người với đầy đủ trang bị, phương tiện tham gia chữa cháy vụ cháy rừng ở khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên. 'Đến 8h sáng nay, đám cháy cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng chức năng đang khẩn trương khoanh vùng để đám cháy không lan...
Được thông qua chủ trương tái lập bốn sở từ hai 'siêu sở' từ cuối năm 2022, tuy nhiên đến nay tỉnh Bạc Liêu vẫn đang chờ thủ tục từ trung ương.
Ngày 2-4, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Nhật Bản đối với chất bán dẫn sẽ chỉ thúc đẩy thêm quyết tâm 'tự chủ' của Bắc Kinh.
Giới chức địa phương cho biết vụ đánh bom liều chết xảy ra ở thị trấn Sevare đã phá hủy khoảng 20 ngôi nhà khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương.
Những ngày qua Mỹ đang mang tới cho Ukraine nhiều lời hứa hơn là đạn dược.
Theo ông Nguyễn Tăng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chiều 4/9, các đơn vị trực thuộc Sở cùng các cơ quan chức năng đã thực hiện đưa 85 trẻ em về 3 cơ sở Công lập trực thuộc Sở.