Đan Mạch sẽ đánh thuế phát thải nhà kính phát ra từ hoạt động ợ hơi và các ao phân từ hoạt động chăn nuôi gia súc như bò, cừu và heo kể từ năm 2030.
Đan Mạch sẽ là nước đầu tiên đánh thuế nguồn phát thải khí methane - một trong những loại khí mạnh nhất góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo Hãng tin AP ngày 25-6, loại thuế này còn cần được Quốc hội Đan Mạch phê chuẩn nhưng dự kiến sẽ sớm được thông qua sau khi có sự đồng thuận rộng rãi.
Bộ trưởng Thuế vụ Đan Mạch Jeppe Bruus cho biết mục tiêu của nước này là giảm 70% lượng khí thải từ mức năm 1990 vào năm 2030, đồng thời đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045. Ông cũng hy vọng các quốc gia khác sẽ noi theo bước đi này của Đan Mạch.
Bắt đầu từ năm 2030, người chăn nuôi ở Đan Mạch sẽ bị đánh thuế 43 USD cho mỗi tấn CO2 tương đương do gia súc thải ra và tăng lên 108 USD vào năm 2035. Tuy nhiên do được khấu trừ thuế thu nhập 60%, nên số tiền phải đóng sẽ là 17,3 USD mỗi tấn vào năm 2030 và tăng lên 43 USD vào năm 2035.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, mặc dù CO2 thường được chú ý nhiều hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng khí methane giữ nhiệt nhiều hơn khoảng 87 lần trong khoảng thời gian 20 năm.
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho biết mức độ khí methane thải ra từ các nguồn bao gồm bãi rác, hệ thống dầu khí và chăn nuôi đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2020. Trong đó, chăn nuôi chiếm 32% lượng khí methane do con người gây ra.
Khoảng 90% khí methane từ chăn nuôi hình thành từ cách gia súc tiêu hóa, thông qua quá trình lên men và được thải ra dưới dạng ợ hơi. Trong đó, bò chiếm phần lớn lượng khí methane thải ra so với lợn và cừu.
Một con bò thông thường tại Đan Mạch sản sinh ra 6 tấn CO2 tương đương mỗi năm.
Theo thống kê, Đan Mạch có hơn 1,48 triệu con bò tính đến tháng 6-2022.
10% khí methane còn lại trong chăn nuôi thoát ra từ các ao chứa phân.
Trước Đan Mạch, New Zealand từng thông qua một luật tương tự dự kiến có hiệu lực vào năm 2025. Tuy nhiên, luật này đã bị xóa bỏ vào hôm 26-6 vừa qua sau những chỉ trích gay gắt từ nông dân và sự thay đổi trong nội các sau cuộc bầu cử năm 2023.
Phát biểu nhân dịp cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine sắp tròn một năm, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi tiếp tục nỗ lực chấm dứt sự đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.
Các Đại sứ cùng phu nhân, phu quân và cán bộ ngoại giao tại các đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự chương trình Du xuân hữu nghị năm 2024 tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Một cựu lập trình viên CIA bị kết án 40 năm tù vì làm rò rỉ các công cụ hack giá trị nhất của cơ quan gián điệp Mỹ cho WikiLeaks.
Ngày 23/7, Ngoại trưởng Belarus Maxim Ruzenkov đã đến Bình Nhưỡng trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.
Ngày 21-7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các tiêm kích Nga đã chặn thành công máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ vi phạm biên giới Nga trên biển Barents.
Đó là chia sẻ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kazan (Nga).
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 13/4 tại thủ đô Paris, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức lễ kỷ niệm và cuộc tọa đàm với chủ đề “Giao thoa lịch sử và ký ức Việt-Pháp về Điện Biên Phủ”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Mỹ đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream năm 2022.
Video hiện trường cho thấy khung cảnh hỗn loạn và nỗi sợ hãi bao trùm khi cầu tàu ở bang Georgia bị sập khiến nhiều người rơi xuống nước.