Lâm Đồng - Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đam Rông đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho người dân địa phương.
Tiếp sức cho lao động nông thôn thoát nghèo
Những năm qua, huyện Đam Rông đã chú trọng tăng cường thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp sức cho người dân phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá về công tác dạy nghề trên địa bàn, ông Dương Tất Phong, Trưởng Phòng Lao động và Thương binh - Xã hội huyện Đam Rông cho biết, hiện nay, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã được gắn kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động...
Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Qua khảo sát công tác đào tạo nghề cho thấy, chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao. Người học nghề đã tiếp cận, áp dụng những kiến thức được học về khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Người lao động sau khi học nghề đã biết cách giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thông qua các lớp dạy nghề người lao động nông thôn đã biết vận dụng vào sản xuất, chăn nuôi, làm ăn phát triển kinh tế cho gia đình.
Đơn cử như trường hợp của chị Cil K' Jôn, ở xã Đạ M'rông vừa qua đã được học nghề trồng dâu nuôi tằm. Theo chị Cil K' Jôn, thông qua các kiến thức được truyền dạy từ lớp học, chị đã biết cách áp dụng vào trong khâu trồng dâu nuôi tằm.
"Với các kiến thức bổ ích ở lớp dạy nghề tôi đã chăm sóc, phát triển 3 sào đất trồng dâu nuôi tằm hiệu quả. Hiện nay, hàng tháng gia đình tôi đang có nguồn thu nhập từ 14 - 16 triệu đồng" - chị Cil K' Jôn phấn khởi.
Đào tạo nghề sát với thực tiễn
Theo UBND huyện Đam Rông, hàng năm, đơn vị đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các đơn vị chức năng khác sử dụng nguồn kinh phí từ các chương trình để đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đam Rông đã chủ động xây dựng thông tin học nghề, phương án tuyển sinh, thông báo tuyển sinh rộng rãi đến mọi người dân.
Ngoài ra, Trung tâm cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị của huyện như: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và UBND các xã, thị trấn để chỉ đạo trong công tác tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Không dừng lại ở đó, Trung tâm còn trực tiếp làm việc với UBND các xã về việc tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương, trực tiếp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác tuyển sinh, đào tạo...
Theo Trung tâm Giáo dục nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Đam Rông, công tác đào tạo nghề đều được đơn vị thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động.
Từ đó, Trung tâm sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo sát với tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo nghề của từng xã trên địa bàn huyện, tránh tình trạng đào tạo tràn lan không có định hướng.
Nhìn chung, chương trình đào tạo nghề đã đáp ứng được yêu cầu của người lao động trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chỉ tính riêng năm 2023, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đam Rông đã tổ chức đào tạo 26 lớp dạy nghề với 474 học viên hoàn thành khóa học.
Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy, Thủ tướng chỉ đạo: “Nghiêm cấm tình trạng lợi ích nhóm, cài cắm quy định có lợi cho mình, mà bất lợi cho nhân dân.'
Gần đây xảy ra nhiều vụ đánh người sau va chạm giao thông, xin được hỏi nếu người bị đánh bị thương nhẹ thì người đánh có bị pháp luật xử lý không?
Hôm nay (10/8), TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử ông Lê Thanh Thản (73 tuổi, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Bemes kiêm Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh ) về tội “Lừa dối khách hàng”.
Ninh Bình - Ngày 2.8, tại khu vực cảng Khánh An (thuộc địa bàn xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình), người dân phát hiện thi thể một nam...
Dự kiến có hơn 13.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM bỏ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Tin từ Công an tỉnh Ninh Bình ngày 4.11, đơn vị đã ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy ở một số cơ quan,...
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn yêu cầu thực hiện nghiêm bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán.
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm...
Một trường ngoài công lập do xem nhầm lịch kiểm tra nên đã cho học sinh lớp 9 của trường kiểm tra môn Toán trước 1 ngày, khiến gần 10.000 học sinh lớp 9 trên toàn tỉnh phải thi lại môn Toán.