Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir bắt đầu đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Cộng đồng Đông Phi (EAC) lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh của EAC diễn ra tại Tanzania ngày 24/11.
Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye trao búa tòa án cho Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir khi Chủ tịch EAC Peter Mathuki (giữa) nhìn về phía trước trong Hội nghị thượng đỉnh EAC của các nguyên thủ quốc gia ở Arush, Tanzania vào ngày 24/11. (Nguồn: East African) |
Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye trao búa tòa án cho Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir trước sự chứng kiến của Chủ tịch EAC Peter Mathuki (giữa) trong Hội nghị thượng đỉnh EAC ở Arush, Tanzania vào ngày 24/11. (Nguồn: East African) |
Nam Sudan được miễn một phần khoản đóng góp còn đang nợ tổ chức khu vực này. Theo đó, Nam Sudan được xóa nợ 15 triệu USD trong số 36 triệu USD còn thiếu và cam kết sẽ đóng góp đúng hạn hàng năm theo nghĩa vụ của các nước thành viên EAC.
Tin liên quan |
Xung đột Israel - Hamas: Rắc rối xảy ra trong trao đổi con tin; Thủ tướng Netanyahu tuyên bố tiếp tục giao tranh Xung đột Israel - Hamas: Rắc rối xảy ra trong trao đổi con tin; Thủ tướng Netanyahu tuyên bố tiếp tục giao tranh |
Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Salva Kiir khẳng định: “Là một quốc gia đối tác, Nam Sudan nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ trong hiệp ước đã ký kết, đặc biệt là việc hài hòa hóa luật pháp và chính sách. Chúng tôi đều nhận thức được các nghĩa vụ cần thiết của mình đối với hoạt động của EAC”.
Trước khi nắm quyền lãnh đạo luân phiên, Nam Sudan là nước có khoản nợ phí thành viên EAC lớn nhất, cũng được coi là quốc gia thiếu quan tâm đến các vấn đề của khối này vì vẫn chưa hài hòa hóa các chính sách và luật hải quan của nước này.
Cho tới nay, tất cả các quốc gia thành viên EAC đều nợ phí thành viên mỗi năm, trong đó Burundi đang dẫn đầu với khoản nợ 15,5 triệu USD và CHDC Congo - quốc gia không đóng góp gì kể từ khi gia nhập - nợ khoảng 14,7 triệu USD. Ngoài ra, Rwanda hiện nợ EAC 7,3 triệu USD; Uganda, 6,1 triệu USD; Tanzania, 123.694 USD và Kenya chỉ nợ 20 USD. Việc chuyển tiền đóng góp hàng năm bị trì hoãn đã khiến EAC gặp khó khăn trong việc điều hành hoạt động của tổ chức, buộc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp của các nhà tài trợ khác.
Tại Hội nghị lần này, để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tổ chức khu vực này, nguyên thủ các nước EAC đã ra quyết định thời gian tới, 65% số tiền đóng góp cho tổ chức sẽ được chia đều cho tất cả các quốc gia thành viên, trong khi 35% còn lại sẽ được đóng góp dựa trên mức đánh giá về khả năng tài chính của các nước.
Vùng Sumy của Ukraine giáp với vùng Kursk của Nga hứng đợt không kích lớn của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Gallant cho rằng Israel cần nhượng bộ để giải cứu con tin bị giam ở Dải Gaza, dù thừa nhận điều này 'không dễ dàng'.
Đây là một trong các nội dung được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhất trí tại cuộc hội kiến tối 12-10.
Triển khai chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại nước ngoài (VPR) năm 2024, Bộ Ngoại giao phối hợp với hai Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Italy tổ chức VPR tại hai quốc gia từ 10-17/10. Tham gia chương trình có đại diện Lãnh đạo, các sở ban ngành và doanh nghiệp của ba địa phương Kon Tum, Hà Nam và Nghệ An.
Malaysia mở rộng điều tra doanh nghiệp Hồi giáo bị cho là điều hành hàng loạt mái ấm có hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em.
Giám đốc phụ trách công nghệ thông tin bị bắt cóc tại nhà riêng, buộc Ngân hàng Trung ương Libya tuyên bố ngừng hoạt động cho đến khi người này được thả.
Ukraine tự sản xuất UAV 'Ma cà rồng' gắn camera ảnh nhiệt để thực hiện các cuộc tấn công ban đêm khiến lính Nga sợ hãi.
Thủ tướng Fiala thông báo Czech quyên góp đủ tiền mua 300.000 quả đạn pháo cho Ukraine, thay vì 800.000 quả như Tổng thống Pavel tuyên bố trước đó.
Vụ trộm 30 triệu USD tiền mặt ở Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan hợp tác nghiên cứu Mặt Trăng, Nga bàn giao nhiều lô vũ khí mới cho quân đội, tiết lộ thông tin điều tra vụ khủng bố nhà hát Crocus… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.