Ngày 17.4, tại UBND TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè tiếp và làm việc với các Phó Đại sứ nhóm G4 (gồm 4 nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ) đến tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề nước của sông Mekong, tình hình sạt lở, biến đổi khí hậu.
Nâng cao ý thức cộng đồng
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè, TP Cần Thơ ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, có nguồn nguyên liệu lúa gạo, trái cây, thủy sản dồi dào, đặc trưng của vùng. Vị trí địa lý của thành phố khá thuận lợi khi có dòng sông Hậu hiền hòa đi qua, dài hơn 60km; cách xa biển Đông khoảng 80km nên điều kiện về nguồn nước ngọt tương đối thuận lợi hơn một số tỉnh khác.
"Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai, nhân tai, Cần Thơ luôn cảnh giác cao độ, không chủ quan trong việc ứng phó và thích ứng tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra trên khắp ĐBSCL.
Riêng thành phố đang đối mặt với sạt lở bờ sông, ngập lụt đô thị, lốc xoáy ngày càng bức xúc, song cũng thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, Cần Thơ mong muốn sự hỗ trợ, hợp tác từ nhóm G4 để nâng cao ý thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, các giải pháp ứng phó, giảm phát thải khí metan, tích trữ nước, hạn chế tình trạng sạt lở bờ sông,...", Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay, thành phố đã và đang đề ra các giải pháp trọng tâm để thích ứng với biến đổi khí hậu như nâng cao nhận thức cộng đồng, giải pháp công trình và phi công trình, kế hoạch, chiến lược lâu dài trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Áp lực thị trường lao động
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Leigh McCumber - Phó Đại sứ Canada tại Việt Nam, Trưởng đoàn - cho biết: Biến đổi khí hậu không chỉ đang diễn ra ở khu vực ĐBSCL mà còn là vấn đề của toàn cầu, không ngoại trừ các nước Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ... Cũng giống như Cần Thơ, các nước đặc biệt quan tâm đến giải pháp giảm thải khí carbon, rác thải nhựa.
Phó Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Aldo de Luca thông tin, đoàn của Thụy Sĩ đã đến làm việc ở ĐBSCL cách đây không lâu, sự trở lại lần này cho thấy đất nước vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với ĐBSCL, trong đó có Cần Thơ.
"Trong các thông tin được cung cấp, tôi đặc biệt quan tâm đến Cần Thơ sẽ trở thành trung tâ m kinh tế của ĐBSCL, do đó, chắc chắn sẽ có rất nhiều người từ nơi khác đến địa phương sinh sống và tìm kiếm làm việc. Số lượng lớn người đến Cần Thơ sẽ gây áp lực nhà ở, môi trường sống của thành phố. Trong 10 năm nữa, chúng ta có dự đoán được áp lực đó sẽ diễn ra như thế nào?", ông Aldo de Luca đặt vấn đề.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thông tin, Cần Thơ đã có kế hoạch cụ thể dựa trên sứ mệnh đặc biệt được Bộ Chính trị trao, theo Nghị quyết số 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, thành phố đã và đang học hỏi, tiếp tục rút kinh nghiệm từ các thành phố khác trên cả nước.
Hiện, thành phố vẫn đảm bảo được sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân. Thời điểm này, Cần Thơ có 40.000 người dân đi tỉnh ngoài làm công nhân, mưu sinh; khoảng 20.000 người đi làm việc, học tập ở những nơi khác.
"Chúng tôi đã triển khai giải pháp để người dân ổn định cuộc sống ở quê hương của mình như biện pháp tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP ở địa phương; chuyển đổi lao động nông thôn sang phi nông nghiệp tại chỗ; xây dựng cơ sở hạ tầng mời gọi nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở địa bàn... Hy vọng người lao động Cần Thơ không đi đâu xa mà sẽ ở tại thành phố vì có công ăn việc làm", ông Hè nói.
Một đoạn đập Đăk Ngao 1 (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, Kon Tum) rộng khoảng 25m, cao 9m bị cuốn trôi do bão số 1 khiến đập không thể hoạt động. Người dân tại thị trấn này lo lắng hoa màu không được tưới nước bởi Tây Nguyên đang đầu mùa khô, đe doạ trực tiếp đến đời sống.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận đang khẩn trương thi công cầu. Dự kiến cuối tháng 6 này, Kiên Giang sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Video: Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang Bửu tán (tàng lọng quý báu) dùng để che trên ngai vàng của vua nhà Nguyễn đặt tại vị trí trung tâm của điện Thái Hoà trong Đại Nội Huế (nơi đăng quang của 13 vị vua nhà Nguyễn). (Ảnh: Nguyễn Phong) Dưới thời vua Gia Long bửu tán được làm bằng vải gấm. Năm 1923 để chuẩn bị cho lễ “Tứ tuần đại khánh” của mình, vua Khải Định cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng như ngày...
Quảng Ngãi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị 5 huyện miền núi chủ động...
Bờ sông Giao Hòa bị sạt lở 800m, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 300 hộ dân thuộc hai xã Giao Long, Giao Hòa của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Trong Thư khen, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu bày tỏ xúc động trước hành động dũng cảm của hạ sỹ Lò Văn Thanh, người đã lao xuống hồ nước sâu cứu hai cháu bé thoát khỏi đuối nước ở xã Pha Mu.
Thứ trưởng Bộ Công an yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn và chạy vượt quá tốc độ trong đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các lễ hội đầu Xuân.
Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, việc đi xông hơi ngay sau cuộc nhậu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi ethanol (cồn) được hấp thu vào cơ thể, chỉ khoảng 5-10% được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90-95% lượng ethanol còn lại được chuyển đến gan để xử lý. Do đó, việc xông hơi sau khi nhậu đúng là giúp tăng bài tiết cồn thông qua tuyến mồ hôi nhưng hiệu quả rất ít. Trong khi đó, rủi ro mà nó mang lại với cơ...
Tối 21/2, Thượng tá Trần Văn Tám, Trưởng Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng đánh 2 nữ nhân viên gác chắn tàu hỏa về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Nhóm đàn ông hành hung dã man 2 nữ nhân viên gác chắn tàu hỏa (Nguồn: Mạng xã hội) Theo Thượng tá Trần Văn Tám, sau khi được Viện KSND đồng cấp phê chuẩn, Công an quận tống...