Hết lòng vì học sinh dân tộc thiểu số, giúp các em vượt qua khó khăn để học tập tốt, cô Hoàng Thị Bảy là giáo viên duy nhất của tỉnh Đắk Lắk được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”.
Với 16 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người,” cô Hoàng Thị Bảy, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở huyện Lắk (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) luôn hết lòng vì học sinh.
Cô Hoàng Thị Bảy là giáo viên duy nhất của tỉnh Đắk Lắk được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.
Người mẹ thứ hai
“Dù bạn là ai, bạn đều có quyền mơ ước về công việc tương lai của mình. Tôi cũng có một ước mơ như vậy. Đó là mong muốn được trở thành giáo viên dạy Văn,” mở đầu câu chuyện, cô Hoàng Thị Bảy chia sẻ với chúng tôi về ước mơ từ khi còn nhỏ của mình.
Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực khi cô Bảy thi đỗ chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn của Trường Đại học Quy Nhơn. Tốt nghiệp Đại học, năm 2007, cô về công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở huyện Lắk. Đây là ngôi trường chuyên biệt với hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số.
Khó khăn lớn nhất trong công việc của cô Bảy khi đó là ngôn ngữ. Học sinh với nhiều dân tộc khác nhau, hầu hết không nói tiếng phổ thông, do đó giáo viên bắt buộc phải hiểu ngôn ngữ của các em. “Tôi tự học tiếng Ê đê, M’Nông, Thái, Nùng, cố gắng phá bỏ rào cản ngôn ngữ bằng cách tìm hiểu văn hóa của các dân tộc để tìm được tiếng nói chung, sự tương đồng,” cô Bảy chia sẻ.
Em H’Wion Sruk, học sinh lớp 9 (dân tộc M’nông) cho biết em được học cô Hoàng Thị Bảy từ năm lớp 6. Dù rất nghiêm khắc nhưng cô luôn quan tâm và yêu thương học sinh như người thân của mình. Khi mới đến trường, chúng em không biết gì, cô Bảy đã ân cần hướng dẫn từ việc gấp chăn màn hay cách trồng rau để tăng gia sản xuất.
Cô cũng rất hiểu tâm lý học sinh, động viên, an ủi chúng em mỗi khi nhớ nhà. “Trong cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết dân tộc Đắk Lắk năm 2023 diễn ra vào cuối tháng 10, em là đại diện huyện Lắk tham gia. Cô Bảy luôn hỗ trợ, hướng dẫn em trong quá trình thi. Nhờ có sự tận tình của cô, em đã đoạt giải Á quân 2 tại cuộc thi,” em H’Wion Sruk chia sẻ.
“Ở trường tôi vào nhiều vai trong một ngày, vừa là mẹ, vừa là cô giáo, vừa là bạn tâm tình cùng học sinh. Mỗi khi học sinh đau ốm thì lại là thầy thuốc, có lúc lại là một chuyên gia tâm lý. Được làm nghề mình thích, mình yêu, tôi thấy mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa,” cô Hoàng Thị Bảy bộc bạch.
Hạnh phúc của người thầy
Thời gian trôi đi, biết bao thế hệ học sinh đã ra trường. Với cô Bảy, mỗi hàng cây, ghế đá, sân trường, từng căn phòng kỹ túc xá đều in dấu kỷ niệm 16 năm gắn bó với nơi đây.
Kỷ niệm khiến cô Bảy không thể quên là cách đây 13 năm, cô đã giúp một một nữ sinh mới học lớp 8 thoát khỏi hủ tục tảo hôn. Em nữ sinh đã khóc rất nhiều vì bố mẹ bắt phải bỏ học, về lấy chồng. Cô Bảy đã đến tận nhà, gặp gỡ phụ huynh học sinh. Từ chỗ ban đầu không chịu gặp, nhờ cô Bảy kiên trì thuyết phục, phụ huynh học sinh đã cho con tiếp tục đến trường.
Hạnh phúc lớn nhất của cô Bảy chính là sự nỗ lực vượt qua hoàn cảnh để học thật tốt của các em học sinh. Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng, cô Hoàng Thị Bảy đã nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành.
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở huyện Lắk Nguyễn Thị Thuỳ Diễm cho biết, cô Hoàng Thị Bảy với cương vị là giáo viên, Tổng phụ trách và hiện nay là Tổ trưởng Tổ chuyên môn Khoa học-Xã hội luôn phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô Bảy rất sâu sát với học sinh, sáng đến sớm, chiều về muộn, luôn là giáo viên mẫu mực, là tấm gương để các thầy cô giáo trẻ trong trường noi theo.
Theo Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk H’Giang Niê, thực hiện công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cô Bảy cũng như các thầy cô giáo khác đã khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, gieo đam mê để học sinh có động lực đến trường./.
Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ...
Hồ Trị An ở Đồng Nai có diện tích 32.000 ha cung cấp nước cho thuỷ điện Trị An và nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ...
Buổi lễ trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì thế hệ trẻ' và Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên đã diễn ra tại trụ sở ĐSQ Việt Nam tại LB Nga.
Sáng 29/12, TAND tỉnh Hải Dương mở phiên xét xử lưu động hai bị cáo cướp tiệm vàng, nổ súng bắn con trai chủ tiệm bị thương. Vụ việc xảy ra tối 7/6 tại tiệm vàng Đức Nam (xã Đồng Cẩm, Kim Thành, Hải Dương) Hai bị cáo Lương Văn Đạt (SN 1990) và Nguyễn Văn Doanh (SN 1989 cùng trú ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) bị đưa ra xét xử về tội 'Giết người' và 'Cướp tài sản'. Lương Văn Đạt còn bị xét xử thêm tội 'Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng',...
Các chuyên gia đã vào hành lang cống lấy nước đầu mối (nơi tiếp giáp với vị trí sụt lún) kiểm tra lỗ thủng, sụt lún rộng khoảng 10m2 xuất hiện trên thân đập thuỷ lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Thành phố Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc theo mẫu chung toàn thành phố dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Cầu vòm thép Trần Hoàng Na, dài gần 600 m, rộng 23 m, bắc qua sông Cần Thơ, liên kết quốc lộ 1A với trung tâm thành phố được hợp long ngày 26/8, sau 3 năm thi công.
Xung quanh khu đất đồi luồng của gia đình ông Nguyễn Mạnh Hùng, ở thôn Thành Công, xã Cẩm Tâm, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa), được quây hàng rào tôn, cao từ 3-4m, kín như bưng để khai thác vàng trái phép thời gian qua.
Ngày 9.5, Công an huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) cho biết, Công an huyện phối hợp với Công an xã Đồng Cẩm vừa bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy...