Trước chuyến thăm và tham dự HNCC ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 8-11/10, ông Nguyễn Minh Tâm, Đại sứ Việt Nam tại Lào đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa của sự kiện và công tác chuẩn bị của nước chủ nhà.
Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Lào đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN vào thời điểm rất quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng |
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm. |
Xin Đại sứ cho biết bầu không khí tại Lào cũng như tinh thần sẵn sàng của nước Chủ tịch ASEAN 2024 cho kỳ hội nghị quan trọng này?
Có thể thấy, sau thành công của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM 57) và các hội nghị liên quan diễn ra trong tháng 7 vừa qua, bầu không khí tại thủ đô Vientiane tiếp tục sôi động cả ngoài đường phố cũng như trong các công sở với tinh thần lao động, làm việc tích cực của người dân Lào nói chung và cán bộ, công chức nói riêng, mong muốn có sự chuẩn bị trọng thị, chu đáo nhất có thể để đón nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước trong khu vực và các nước, đối tác đến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 08 đến ngày 11/10 tới đây.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Lào đã tổ chức họp báo về công tác chuẩn bị Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan. Theo đó, sẽ có khoảng 20 hoạt động chính, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và các nước, đối tác, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, các tiểu ban chuyên trách đã sẵn sàng về mọi mặt, từ nội dung, địa điểm tổ chức hội nghị, chỗ nghỉ, phương tiện đi lại, thủ tục visa, công tác đón tiễn sân bay, công tác an ninh, phân phát tài liệu, mạng internet và các điểm du lịch cho đến việc bố trí nhân sự liên lạc cho các Đoàn, trung tâm báo chí…
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với kinh nghiệm hai lần Lào từng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN (năm 2004 và 2016) cùng với việc tổ chức thành công các Hội nghị trong khuôn khổ Năm ASEAN 2024 từ đầu năm đến nay, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng mọi mặt của Lào hiện nay cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các nước bạn bè, tổ chức quốc tế, CHDCND Lào sẽ tổ chức thành công tốt đẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan sắp tới. Đây thực sự là cơ hội rất tốt để Lào khẳng định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác để phát triển với tất cả các nước; tiếp tục triển khai quan hệ hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa, đa cấp độ; tăng cường tính chủ động trong việc tổ chức thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các nước bạn bè, là thành viên có tích cực trong Cộng đồng ASEAN, tăng cường các chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội giữa Lào với các nước trên thế giới, qua đó giúp Lào nâng cao vai trò, vị thế ở khu vực và quốc tế.
Đại sứ đánh giá như thế nào về nỗ lực của nước chủ nhà xuyên suốt năm ASEAN 2024 trong việc hoàn thành các chương trình nghị sự đề ra, đặc biệt trước dấu mốc ASEAN hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025?
CHDCND Lào đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN vào thời điểm rất quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, với việc ASEAN hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Tôi đánh giá cao và chúc mừng các bạn Lào về các kết quả đã đạt được trong việc chuẩn bị và tổ chức thành công các chương trình, hoạt động quan trọng của ASEAN thời gian qua.
Năm 2024 đã chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch ASEAN đã và đang thực hiện tốt các chương trình nghị sự đề ra với chủ đề “ASEAN: Tăng cường kết nối và tự cường”, nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM 57) trong tháng 7 vừa qua. Việc đạt được Tuyên bố chung của Hội nghị AMM 57 có thể coi là thành tựu rất quan trọng trong Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào.
Trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới ngày càng phức tạp, khó lường với các diễn biến nhanh chóng chưa từng có tiền lệ, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song với vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, Lào đã nỗ lực và cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu chung của ASEAN như thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN; tích cực kết nối các hoạt động hợp tác kinh tế, chuyển đổi số và hội nhập khu vực; tăng cường hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phụ nữ - trẻ em và y tế; thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng; phát triển và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác. Những kết quả đạt được trong năm nay không chỉ khẳng định vai trò, vị thế của Lào mà còn góp phần tạo đà cho sự phát triển bền vững của ASEAN trong tương lai, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển ổn định, bền vững và tăng trưởng của khu vực.
Việt Nam đã ủng hộ và hỗ trợ Lào như thế nào trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và ý nghĩa của sự đồng hành này đối với quan hệ 2 nước nói riêng cũng như trong mái nhà chung ASEAN nói chung?
Kể từ khi CHDCND Lào tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN 2024 vào cuối năm 2023 và trong suốt năm 2024, trên cơ sở mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và truyền thống phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam đã thể hiện rõ ràng vai trò một người đồng chí, người anh em, người bạn thân thiết của Lào qua việc ủng hộ và hỗ trợ Lào đầy tích cực, hiệu quả thông qua nhiều hình thức cả về vật chất và và chia sẻ kinh nghiệm. Điều này được thể hiện rõ qua các cam kết, hành động cụ thể như: đầu năm 2024, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Lào 1 triệu USD để hỗ trợ về mặt tài chính cho công tác tổ chức các Hội nghị trong khuôn khổ năm ASEAN. Tiếp theo, vào tháng 3/2024, Bộ Công an Việt Nam đã hỗ trợ cho Bộ Công an Lào 20 xe ô tô, 30 mô tô tuần tra và nhiều trang thiết bị điện tử để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các hội nghị, đặc biệt trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Lào tháng 7/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao tặng 20 chiếc xe ô tô điện Vinfast VF9 bản cao cấp nhất để phục vụ các đoàn cấp cao của các nước sang tham dự các Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan sắp tới. Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành liên quan của hai nước đã hỗ trợ về vật chất cũng như tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực để giúp Lào hoàn thành trọng trách trong năm Chủ tịch ASEAN 2024.
Tại các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao và các cấp của hai nước, Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ tối đa về mọi mặt để Lào đảm nhiệm thành công trọng trách này, từ việc tổ chức các sự kiện quan trọng đến việc đóng góp vào các vấn đề chiến lược của khu vực, phối hợp chặt chẽ với phía Lào trong việc thúc đẩy Kế hoạch chiến lược của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2025.
Không chỉ về mặt ngoại giao, Việt Nam còn hỗ trợ Lào thúc đẩy tăng cường kết nối kinh tế, giáo dục và các dự án hợp tác song phương. Điều này giúp khẳng định thêm sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của khu vực ASEAN.
Sự đồng hành này không chỉ thể hiện tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, mà còn góp phần nâng cao vị thế của hai nước trong cộng đồng quốc tế, đồng thời, qua đó góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đối phó với các thách thức khu vực, đảm bảo sự đoàn kết và phát triển bền vững của toàn khối.
Suốt nhiều năm, David Shtift cố gắng thuyết phục quân đội Israel rằng các tay súng Hezbollah ở cách biên giới vài km sẽ hiện thực hóa lời đe dọa tấn công nước này.
Người phát ngôn của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Libya ngày 12/9 cho biết cơn bão Daniel hôm 11/9 khiến hai con đập ở miền Đông Libya bị vỡ gây ngập lụt nghiêm trọng vùng hạ lưu làm gần 3.000 người thiệt mạng và khoảng 10.000 người mất tích.
Tờ Wall Street Journal đưa tin Lầu Năm Góc khẳng định máy bay không người lái (UAV) tấn công một tàu trên Biển Arab ngoài khơi Ấn Độ hôm 23/12 được phóng từ Iran.
Ngày 27/5, Phiên họp mùa Xuân của Hội đồng nghị viện Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra tuyên bố kêu gọi phương Tây bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí đã được cấp để nhắm vào các mục tiêu quân sự bên trong Nga.
Ngày 8/7, Cố vấn cấp cao về châu Âu tại Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, Đại sứ Michael Carpenter tuyên bố, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không mở rộng sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Gallant cho rằng Israel cần nhượng bộ để giải cứu con tin bị giam ở Dải Gaza, dù thừa nhận điều này 'không dễ dàng'.
Theo Hãng tin AFP, hàng ngàn người đã tìm cách thoát khỏi các đám cháy rừng trên đảo Rhodes của Hy Lạp vào hôm 23-7, khi du khách cảm thấy sợ hãi và đổ xô rời khỏi hòn đảo này.
Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi từ 8-10/9 theo lời mời của Chủ tịch nước Tô Lâm, Đại sứ Việt Nam tại Mozambique Phạm Hoàng Kim trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam.
Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế chống thử hạt nhân 29/8 hằng năm, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?