Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

16:45 07/11/2024

Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị nhận định, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC mang nhiều ý nghĩa, cả đa phương và song phương.

Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11. (Nguồn: TTXVN)

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte, Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị nêu bật ý nghĩa của chuyến công du quan trọng này.

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với tiến trình APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị cho biết, APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên, đóng góp khoảng 59% GDP toàn cầu và gần 48% thương mại thế giới, là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

Việt Nam gia nhập APEC vào tháng 11/1998, đến nay đã tròn 26 năm là thành viên chính thức của APEC. Việc tham gia APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của đất nước.

Tin liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024
Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024

Lợi ích trước hết là góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam khi đất nước có vai trò, tiếng nói bình đẳng với nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới trong xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực. Qua đó, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều đối tác lớn, quan trọng có ý nghĩa chiến lược, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Thông qua APEC, Việt Nam thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách, đối mới, sáng tạo trong nước; góp phần nâng cao năng lực, trình độ hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đồng thời mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận thị trường, thụ hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại, lưu thông thuận lợi.

Nhấn mạnh đây là chuyến thăm chính thức Peru và tham dự diễn đàn đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường theo lời mời của Tổng thống Dina Boluarte, Đại sứ Bùi Văn Nghị cho rằng chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.

Chủ đề Hội nghị Cấp cao APEC năm 2024 là Trao quyền – Bao trùm – Tăng trưởng với 3 ưu tiên là thương mại và đầu tư để tăng trưởng bao trùm và kết nối; Sáng tạo và số hóa để tăng cường chuyển đổi sang kinh tế chính thức và kinh tế toàn cầu; Tăng trưởng bền vững để phát triển tự cường.

Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
Chủ đề Hội nghị Cấp cao APEC năm 2024 là Trao quyền – Bao trùm – Tăng trưởng. (Nguồn: Radio Nacional)

Với các ưu tiên trên, trong 26 năm tham gia APEC, các Bộ, ngành của Việt Nam tiếp tục tranh thủ tốt các nguồn lực của APEC nhằm nâng cao năng lực; chủ trì hoặc đồng chủ trì với một số thành viên các dự án về thương mại điện tử, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng phó tình trạng khẩn cấp, y tế biển, tăng trưởng bền vững và bao trùm, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy chuỗi cung ứng tự cường.

Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số ít thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017. Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 150 dự án trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005-2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt. Việt Nam hiện là Trưởng nhóm xây dựng Chương trình nghị sự APEC về cải cách cơ cấu giai đoạn 2026-2030.

Kể từ sau khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà APEC 2017, với tinh thần chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm và đối tác tin cậy của trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực trong hợp tác APEC; thúc đẩy triển khai nhiều chương trình, sáng kiến quan trọng của APEC 2017, nhất là sáng kiến của ta về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Với Tầm nhìn APEC 2040 và Kế hoạch Hành động triển khai Tầm nhìn được các nhà Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên thông qua, APEC đã hoàn tất thực hiện sáng kiến do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng. Dự kiến Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức APEC vào năm 2027.

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC
Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil)

Cơ hội lịch sử cho quan hệ Việt Nam-Peru

Điều đặc biệt là chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (14/11/1994 – 14/11/2024). Đại sứ Bùi Văn Nghị nhận định, đây là một dấu mốc quan trọng, phản ánh sự phát triển tích cực của mối quan hệ song phương từ lĩnh vực chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, là một cơ hội lịch sử, một động lực để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Trong ba thập kỷ qua, mặc dù cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao cũng như kinh tế, thương mại và đầu tư trong những năm qua. Lãnh đạo cấp cao của hai bên thường xuyên có các cuộc gặp, tiếp xúc song phương nhân dịp tham dự các Hội nghị quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam và Peru cùng thiết lập các cơ chế đối thoại song phương, như cơ chế tham vấn chính trị giữa hai nước cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy ban liên chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật ở cấp Thứ trưởng, ký kết nhiều Hiệp định và Biên bản ghi nhớ về hợp tác.

"Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường đến Peru nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ đối ngoai, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương, thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, thúc đẩy quan hệ với Peru tiếp tục đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả", Đại sứ Bùi Văn Nghị nhấn mạnh.

Trên các diễn đàn đa phương, Việt Nam và Peru có những điểm tương đồng như trao đổi ủng hộ các ứng cử viên và cùng là thành viên trong Liên hợp quốc, Diễn đàn APEC, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC).

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Peru và luôn coi Peru là một trong những đối tác quan trọng và địa bàn đầu tư hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 giữa hai nước đạt 486 triệu USD, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 294 triệu USD. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có 2 dự án đầu tư tại Peru với tổng số vốn là 1,24 tỷ USD.

Đáng chú ý, Peru là quốc gia Mỹ Latinh mà Việt Nam có những dự án đầu tư quan trọng nhất là Viettel (Bitel), tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa cho các công ty sản xuất, dịch vụ của Việt Nam đầu tư, tận dụng các điều kiện cạnh tranh mà cả hai nước đều có khi gần đây nhất là việc Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Peru, trở thành công cụ quan trọng để tăng cường thương mại hàng hóa, dịch vụ cũng như đầu tư giữa hai nước.

Bên cạnh đó, lợi thế thuế quan bằng 0 đối với nhiều sản phẩm khác nhau và sắp tới là Lễ khai trương Cảng lớn Chancay tại Peru vào tháng 11/2024, thời gian vận tải hàng hải giữa Peru và Việt Nam sẽ rút ngắn từ 40 ngày xuống còn 25 ngày. Đây là cơ hội giúp tăng cường năng lực và hiệu quả trao đổi hàng hóa cũng như mở ra cơ hội trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Để có thể phát triển hơn nữa triển vọng hợp tác trong tương lai, Đại sứ Bùi Văn Nghị cho rằng, hai nước cần thường xuyên rà soát các nội dung hợp tác cụ thể, cũng như xác định các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư song phương. Hiện nay, hai bên đang nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã đạt được tại Kỳ họp lần II của Ủy ban Liên Chính phủ và tích cực trao đổi để sớm thống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp lần III dự kiến diễn ra trong quý IV/2024. Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên, học giả và văn hóa có thể giúp nâng cao sự hiểu biết và gắn kết giữa hai dân tộc.

Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống nước Cộng hoà Peru Dina Boluarte.

Cầu nối hợp tác và liên kết giữa ASEAN với các nước Mỹ Latinh

Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, việc Việt Nam và Peru đều là thành viên APEC và CPTPP mở ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy hợp tác và liên kết giữa ASEAN với các nước Mỹ Latinh.

Gần 30 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995 -28/7/2024), Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của hiệp hội, nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.

Hơn 5 năm gia nhập CPTPP (14/1/2019-14/1/2024), Việt Nam là một trong những nước sáng lập và tham gia tích cực vào CPTPP, cho thấy cam kết mạnh mẽ đối với hội nhập kinh tế quốc tế. CPTPP cũng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ đến giáo dục và phát triển bền vững. Việt Nam đã khẳng định vai trò của mình trong các diễn đàn quốc tế, trở thành cầu nối giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và các nước Mỹ Latinh, giúp tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa hai khu vực, đặc biệt là với Peru, một quốc gia vốn có nhiều điểm tương đồng về phát triển kinh tế, địa lý đa dạng, văn hoá phong phú, và nỗ lực cam kết phát triển bền vững. Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu với các nước Mỹ Latinh, góp phần tạo dựng mối quan hệ hợp tác, bền vững, thực chất và hiệu quả.

Với sự tham gia của cả Việt Nam và Peru trong CPTPP, hai nước có thể khai thác lợi thế từ hiệp định để thúc đẩy thương mại song phương và mở rộng thị trường cho các sản phẩm của nhau. Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước Mỹ Latinh.

Thời gian gần đây, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh đang không ngừng được phát triển và mở rộng. Bằng chứng là, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp rưỡi, từ mức 14,2 tỷ USD của năm 2018 lên mức 20,6 tỷ USD năm 2023.

Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường có kim ngạch trao đổi hàng đầu tại khu vực như Brazil, Mexico, Argentina, Chile, nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru đã và đang trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Qua đó, Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Mỹ Latinh, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Mỹ Latinh, đặc biệt là Peru, tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam.

Ngoài ra, Đại sứ Bùi Văn Nghị cũng nhấn mạnh việc tăng cường các chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Peru, cũng như các nước Mỹ Latinh sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa hai bên. Việc thúc đẩy trao đổi sinh viên và học giả có thể giúp xây dựng mạng lưới kết nối giữa các nước trong khu vực.

"Nhìn chung, Việt Nam có vị trí thuận lợi để thúc đẩy hợp tác và liên kết giữa ASEAN với Peru và các nước Mỹ Latinh, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai. Vai trò của Việt Nam trong việc kết nối ASEAN với Peru và các nước Mỹ Latinh ngày càng rõ nét, thông qua việc thúc đẩy thương mại, đầu tư, và hợp tác chính trị, góp phần tạo nên một mạng lưới hợp tác đa dạng và hiệu quả", Đại sứ Bùi Văn Nghị kết luận.

Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
Đại sứ Bùi Văn Nghị thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Peru, tháng 2/2024. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil).
Có thể bạn quan tâm
Cháy ngùn ngụt tại cơ sở du lịch bỏ hoang ở thành phố Phan Thiết

Cháy ngùn ngụt tại cơ sở du lịch bỏ hoang ở thành phố Phan Thiết

17:20 22/03/2024

Lửa bốc cháy ngùn ngụt tại một cơ sở du lịch bỏ hoang nằm ven đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết và có nguy cơ cháy lan sang các cơ sở kế cạnh.

Bắt đối tượng mang súng đạn hoa cải và mã tấu giải quyết mâu thuẫn ở Đồng Nai

Bắt đối tượng mang súng đạn hoa cải và mã tấu giải quyết mâu thuẫn ở Đồng Nai

15:30 18/11/2023

Đồng Nai - Ngày 18.11, tổ công tác 161 Công an tỉnh Đồng Nai đã truy bắt được đối tượng Nguyễn Thanh Trọng (24 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) cùng...

Cắt điện tại 7 quận, huyện của Hà Nội ngày mai 17.11

Cắt điện tại 7 quận, huyện của Hà Nội ngày mai 17.11

04:00 17/11/2024

Hà Nội - Lịch cắt điện ngày mai (17.11.2024) dự kiến diễn ra tại một số khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, huyện Ba Vì...

Cận cảnh nơi bị cho là ô nhiễm không khí nặng nhất Hà Nội

Cận cảnh nơi bị cho là ô nhiễm không khí nặng nhất Hà Nội

09:00 10/03/2024

Rác đốt khắp nơi, khói bốc từng cột cao. Trong rác có cả cỏ, cây tươi và quần áo cũ. Ngoài ra, bao quanh là các công trình xây dựng vương vãi đầy cát, bốc lên không trung khi xe cộ chạy qua. Đó là cảnh tượng tại khu vực quanh Học viện Nông nghiệp – khu vực có các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí đánh giá AQI (chỉ số chất lượng không khí) lên tới 404 đơn vị, mức “nguy hiểm” nhất Hà Nội những ngày qua.

Hy hữu: Người phụ nữ bị thang máy rơi trúng đầu

Hy hữu: Người phụ nữ bị thang máy rơi trúng đầu

11:00 23/05/2023

Nghiêng người vào buồng thang máy vận chuyển thức ăn đúng lúc thợ sửa chữa vận hành, người phụ nữ bị thiết bị rơi xuống trúng đầu, đè ngang cổ

Giận vợ, người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân lúc rạng sáng

Giận vợ, người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân lúc rạng sáng

19:20 24/09/2024

Sau khi nhảy cầu Nhật Tân xuống sông Hồng (Hà Nội), người đàn ông được một tàu cát cứu vớt và sau đó cảnh sát tiếp cận đưa anh này vào bờ.

Tòa phúc thẩm hủy bản án tuyên cựu phó bí thư tỉnh đoàn Yên Bái vô tội

Tòa phúc thẩm hủy bản án tuyên cựu phó bí thư tỉnh đoàn Yên Bái vô tội

17:00 01/11/2024

Cho rằng lời khai mâu thuẫn, nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, Tòa Cấp cao yêu cầu điều tra lại, hủy bản án sơ thẩm tuyên cựu phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng vô tội.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới

08:45 15/11/2024

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn. Sau 40 năm đổi mới, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao: 'Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín...

Cao tốc tại Hà Tĩnh vẫn còn vướng mặt bằng với lưới điện

Cao tốc tại Hà Tĩnh vẫn còn vướng mặt bằng với lưới điện

01:20 29/07/2024

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp tục đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc đối với hệ thống lưới điện .

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới