Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM: Nơi thể hiện khát vọng cống hiến

08:20 05/11/2023

Diễn đàn Sáng kiến sinh viên ngay trong phiên khai mạc Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM lần VII đã tạo cơ hội sẻ chia ý tưởng, khát vọng của sinh viên trong hành trình đi tới.

Sức trẻ của đại biểu sinh viên dự Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM lần VII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) - Ảnh: HỮU HẠNH

5 diễn đàn trong Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM lần VII có chủ đề: Xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh thực sự là người bạn của sinh viên, Tình nguyện xây dựng và phát triển thành phố, Nâng cao đời sống thể chất và sức khỏe tâm thần cho sinh viên, Vươn ra biển lớn tự tin hội nhập, Sinh viên với bản sắc văn hóa.

Là người hát nhạc truyền thống và mới tham gia sáng tác, Chi nhận ra mỗi vùng miền có những âm điệu đặc trưng riêng. Quá trình làm việc, Chi và ê kíp đã tìm hiểu về văn hóa, âm nhạc Việt Nam. Hy vọng âm nhạc truyền thống Việt Nam sẽ được cải cách nhưng không làm mất những giá trị văn hóa vốn có.
Ca sĩ PHƯƠNG MỸ CHI (đại biểu, sinh viên Swinburne University of Technology)
Ca sĩ Phương Mỹ Chi

Hãy là chính mình

Chia sẻ cùng sinh viên tại diễn đàn Vươn ra biển lớn tự tin hội nhập có thạc sĩ Trần Nhật Minh - nhạc trưởng, trưởng đoàn hợp xướng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM và thạc sĩ Nguyễn Thành An (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) - Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM.

Thạc sĩ Thành An nói người trẻ nên dành thời gian tìm hiểu bản thân, biết học hỏi điều tích cực từ những người xung quanh, sống đúng với lứa tuổi sẽ giúp bạn "bung" được năng lượng và sức trẻ. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, anh An nói để bước ra thế giới, việc đầu tiên cần làm là kiên trì, học hỏi từ thất bại, dám bước ra khỏi vùng an toàn.

Trong khi đó, thạc sĩ Nhật Minh nói anh nhìn âm nhạc như một cách giúp mọi người kết nối, hội nhập dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Nhạc trưởng trẻ tuổi nhấn mạnh để tiến đến mục tiêu nhanh, hiệu quả hơn, các bạn trẻ cần quản trị cảm xúc.

"Tôi thấy hiện các bạn trẻ rất dễ dàng biểu lộ, thậm chí bị khủng hoảng cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực. Mong mỗi bạn hiểu bản thân hơn, biết mình nên dành năng lượng cho việc gì là quan trọng", anh Minh nói.

Bạn Lý Hoàn Trân (Nhạc viện TP.HCM) nói sinh viên đam mê tìm hiểu và mong muốn phát triển văn hóa nhưng chưa nhiều cơ hội tìm hiểu sâu. Trân đề xuất Hội Sinh viên các trường liên kết tạo ra những chương trình quảng bá, giúp sinh viên tìm hiểu, học hỏi về văn hóa truyền thống.

Tương tự, bạn Hoàng Ngọc Dung (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) mong các trường liên kết thu thập, tổng hợp dữ liệu và quảng bá nét văn hóa của người dân tộc thiểu số nhiều hơn nữa.

Lắng nghe để hiểu và chia sẻ

Tại diễn đàn Nâng cao đời sống thể chất và sức khỏe tâm thần cho sinh viên, TS Nguyễn Văn Tường - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) - nói để thực hiện hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoài công tác dự phòng, nâng cao nhận thức, mỗi bạn trẻ cần rèn cho mình khả năng thích nghi, quản lý thời gian, tài chính và các mối quan hệ xã hội.

Bạn Thùy Dung (ĐH Y Dược TP.HCM) nói một khảo sát gần đây có trên 50% sinh viên TP có vấn đề sức khỏe tâm lý và sức khỏe dinh dưỡng. Theo Dung, cần thành lập các phòng tham vấn, tư vấn tâm lý, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng, làm talkshow chia sẻ phương pháp vượt qua áp lực học tập cho sinh viên.

Trong khi đó, thảo luận tại đại hội, bạn Đào Hải Nhật Tân (ĐH Fulbright Việt Nam) cho biết có nghiên cứu được công bố khoảng 14% sinh viên Việt Nam đang đối mặt các vấn đề sức khỏe tinh thần khác nhau. Theo Tân, ngoài kết nối với chuyên gia, có thể ngăn ngừa bằng cách mở rộng tủ sách về sức khỏe tâm thần giúp các bạn tìm hiểu, có thông tin.

"Có thể mở rộng chuỗi hoạt động của Hội Sinh viên trường, đầu tư dự án nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, tâm lý sinh viên, cuộc thi, từ đó xây dựng cẩm nang chiến lược hành động", Nhật Tân chia sẻ.

Còn Ngọc Hân (Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM) nói nên tìm hiểu nhu cầu của sinh viên thật sự là gì. Từ đó, khi thiết kế các hoạt động, chiến dịch truyền thông đủ "chạm", giúp các bạn thực sự muốn tham gia chứ không phải đến dự chuyên đề xong rồi về mà không giải quyết được gì.

Để sinh viên đóng góp nhiều hơn

Nguyễn Thành Đạt (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) nói nhiều sinh viên có nguyện vọng tham gia song trùng lịch học nên khó đến với hoạt động tình nguyện. Theo Đạt, cần sự phối hợp nhịp nhàng hơn của các đơn vị khi thiết kế chương trình, chiến dịch tình nguyện phù hợp để thu hút nhiều bạn hơn.

Góc nhìn khác, Lâm Võ Hữu Duy (Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM) nói nên tiếp tục mời gọi, động viên những Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM, những người có sức ảnh hưởng tham gia các hoạt động tình nguyện cùng sinh viên TP để tăng tính lan tỏa đến sinh viên. Quan trọng là hoạt động cần gắn liền với chuyên ngành, có nội dung cụ thể, gần gũi đời sống. Đồng thời phải tận dụng tốt sức mạnh cộng đồng, các kênh mạng xã hội tạo sức bật lớn hơn cho tình nguyện.

TS Vũ Văn Hiệu (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) nói có nhiều yếu tố, phương thức giúp tổ chức Hội đẩy mạnh, nâng chất các hoạt động tình nguyện. Theo ông Hiệu, ngoài xem sinh viên là trung tâm, Hội Sinh viên cần tập trung ba điều là sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, vai trò chủ chốt tổ chức Đoàn - Hội và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng.

"Các nội dung, chương trình tình nguyện phải bắt đầu từ nhu cầu, mong đợi của sinh viên. Có vậy mới khơi dậy sức sáng tạo, sức mạnh, đặc biệt là khơi dậy tinh thần phụng sự Tổ quốc của người trẻ chính là một trong những điều vô cùng quý giá", TS Hiệu nói.

1 công trình, 3 chương trình, 2 đề án của Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM lần VII

Nhiệm kỳ 2023 - 2028, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM xác lập thực hiện công trình Cổng dữ liệu số về phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM.

Cùng với đó có ba chương trình: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sinh viên TP.HCM; Hội Sinh viên Việt Nam thành phố tham gia xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước giai đoạn 2023 - 2028; Sáng kiến sinh viên.

Hai đề án của nhiệm kỳ: Hỗ trợ sinh viên tiếp cận các nguồn tín dụng phục vụ học tập giai đoạn 2023 - 2028, Nâng cao năng lực cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM giai đoạn 2023 - 2028.

Có thể bạn quan tâm
Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Hải Dương

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Hải Dương

15:20 25/07/2023

Tối 24/7, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hải Dương phối hợp Sở LĐTB&XH, Huyện ủy Nam Sách tổ chức Lễ dâng hương - Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023) tại Đền Liệt sĩ Nam Sách, huyện Nam Sách.

Tỉnh Đoàn Lai Châu công bố quyết định về công tác cán bộ

Tỉnh Đoàn Lai Châu công bố quyết định về công tác cán bộ

10:30 20/07/2023

Ngày 19/7, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lai Châu tổ chức công bố quyết định công nhận Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đối với chị Bế Thị Bằng.

Liên hoan Phụ trách Sao giỏi - Sao nhi đồng chăm ngoan trên quê hương anh Kim Đồng

Liên hoan Phụ trách Sao giỏi - Sao nhi đồng chăm ngoan trên quê hương anh Kim Đồng

11:10 14/05/2024

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2024), Tỉnh Đoàn – Hội đồng Đội tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Liên hoan “Phụ trách Sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm học 2023-2024 tại Trường TH&THCS Pác Bó, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

Xoay trở tự cứu mình giữa cảnh thất nghiệp

Xoay trở tự cứu mình giữa cảnh thất nghiệp

15:50 14/07/2023

Không ít lao động trẻ đã tự tìm cho mình lối đi mới, cựa quậy trong cái khó mà nhiều người đang cùng đối mặt.

Dân đảo du lịch ở Tây Ban Nha biểu tình đuổi khách

Dân đảo du lịch ở Tây Ban Nha biểu tình đuổi khách

01:50 10/06/2024

Tại đảo Mallorca, Tây Ban Nha, phong trào biểu tình đuổi khách du lịch về nhà ngày càng mạnh mẽ với hàng chục nghìn người địa phương tham gia.

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Di sản văn hóa Quốc gia

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Di sản văn hóa Quốc gia

09:50 20/10/2023

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia , vậy nghề truyền thống này có gì...

Em bé đầu tiên phía Nam tổn thương đa tạng do sốt mò

Em bé đầu tiên phía Nam tổn thương đa tạng do sốt mò

15:40 13/11/2023

Bé gái 37 tháng tuổi, tổn thương đa tạng vì sốt mò, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 nỗ lực cứu sống, là trẻ đầu tiên phía Nam mắc bệnh này.

Ngậm đinh vít, người đàn ông hắt hơi nuốt vào bụng

Ngậm đinh vít, người đàn ông hắt hơi nuốt vào bụng

15:00 07/06/2024

Đang ngậm chiếc đinh vít để đóng, người đàn ông 61 tuổi bất ngờ hắt hơi khiến đinh lọt vào đường thở, nhập viện cấp cứu.

Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương

Hưng Yên: Người dân tưng bừng mở hội rước kiệu Đào Nương

15:30 21/02/2023

Đoàn rước kiệu Mẫu Đào Nương năm nay được cho là đặc biệt đông đúc do đã 6 năm không thể tổ chức vì dịch bệnh. Người dân hào hứng quay, chụp, chạy theo đoàn rước và né mỗi khi kiệu xoay tới chỗ mình.

Co loi xay ra
Co loi xay ra