Đại học 'oằn lưng' gánh phí kiểm định

07:20 08/09/2023

TP - Kiểm định là hoạt động bắt buộc đối với cơ sở giáo dục đại học (ĐH) bao gồm kiểm định trường, kiểm định chương trình đào tạo. Với chu kỳ kiểm định 5 năm/lần, trường ĐH đang đối mặt tình trạng quanh năm lo kiểm định đi kèm với gánh nặng tài chính chi cho kiểm định.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết hiện có 183 cơ sở giáo dục ĐH đã được kiểm định, trong đó có 9 cơ sở đã được kiểm định bởi các tổ chức nước ngoài. Hơn 1.200 chương trình đào tạo đã được kiểm định, trong đó có 399 chương trình đã được nước ngoài kiểm định.

Sinh viên làm thủ tục nhập học năm học mới 2023 - 2024

Sinh viên làm thủ tục nhập học năm học mới 2023 - 2024

Có 7 tổ chức kiểm định trong nước, nhưng các tổ chức này chỉ tập trung kiểm định đại trà, chưa có trung tâm kiểm định chuyên sâu về một số lĩnh vực. “Đây cũng là trăn trở của chúng tôi về chính sách. Có 11 trung tâm kiểm định quốc tế, trong đó có 6 trung tâm đã được công nhận, 5 trung tâm đang làm hồ sơ để được công nhận tại Việt Nam. 11 trung tâm này rất chuyên sâu về công nghệ, du lịch hay kinh tế”, ông Chương nói. Chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng tăng tới 40 - 50% trong hai năm qua, đặc biệt là chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế.

PGS. TS Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề nghị Bộ GD&ĐT cần đưa ra lộ trình kiểm định chương trình đào tạo. Ông Sơn tính toán, để kiểm định 1 chương trình, cơ sở đào tạo tốn trung bình 300-400 triệu đồng; trường ĐH có khoảng 20 - 25 chương trình đào tạo trở lên, mỗi năm kiểm định 5 chương trình, như vậy vừa vặn 5 năm hoàn thành để chuyển sang chu kỳ tiếp theo. Ông Sơn cho rằng, với lộ trình đó, cơ sở đào tạo có riêng một trung tâm quanh năm chỉ làm nhiệm vụ phục vụ kiểm định. Đó còn chưa kể đến chi phí tiêu tốn cho công việc này.

Ông Nguyễn Duy Linh, Trường ĐH Quảng Nam, nêu thêm một khó khăn nữa khi thực hiện kiểm định đó là vấn đề thanh toán. Do kinh phí lớn nên các trường phải xin cơ quan chủ quản và khi đó, hồ sơ thanh toán kinh phí kiểm định giống như hồ sơ mua sắm, trường muốn thanh toán phải thẩm định giá kiểm định và chưa có cơ quan nào thực hiện hoặc phải xin cung cấp báo giá của các cơ quan kiểm định khác nên rất khó khăn. Ông Linh mong muốn Cục Quản lý chất lượng có cách nào đó hỗ trợ các trường để thủ tục thanh toán kinh phí kiểm định được thuận lợi hơn.

Chia sẻ về khó khăn của các trường ĐH, ông Huỳnh Văn Chương cho rằng trường ĐH cần nghiên cứu kỹ Quyết định 78 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục ĐH và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có lộ trình thực hiện kiểm định. Nhà nước không bắt buộc các trường ĐH phải thực hiện 100% kiểm định trong chu kỳ 5 năm.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, cho hay, bảo đảm chất lượng gồm hai phần bên trong và bên ngoài. Thực tế hiện nay cơ sở đào tạo đang tập trung nguồn lực bảo đảm chất lượng bên ngoài, điển hình là kiểm định. Do đó, ông Chính đề xuất các trường cần quan tâm hơn tới việc bảo đảm chất lượng từ bên trong bằng cách tăng trách nhiệm giải trình của từng cơ sở giáo dục và Bộ GD&ĐT.

Theo TS Chính, các trường nên công khai số liệu thật cụ thể, như tỷ lệ đầu vào, các nguồn lực đào tạo, nghiên cứu, đầu ra bài báo khoa học… Bộ GD&ĐT đang yêu cầu các trường thực hiện 3 công khai nhưng cần đặt ra các chỉ số cốt lõi nhất trường ĐH phải công khai với xã hội, thông qua đó xã hội sẽ giám sát.

Ông Chính cũng cho rằng, kiểm định bây giờ trở thành gánh nặng của nhiều trường và đề nghị cần xem xét lại cơ chế về kiểm định, trong đó kiểm định cơ sở giáo dục là bắt buộc. Đối với kiểm định chương trình, những cơ sở giáo dục có hệ thống bảo đảm bên trong, hệ thống tự kiểm định mạnh thì nên công nhận cơ chế tự kiểm định. Khi đó, chỉ cần quy định 100% cơ sở giáo dục được kiểm định. Đây là cách làm được áp dụng trên thế giới, sẽ giảm tải cho các trường.

“Móc tiền” từ túi sinh viên

Các trường ĐH đang có cuộc chạy đua để kiểm định chương trình đào tạo. Theo quy định của nghị định về thu chi học phí (hiện tại là Nghị định 81), đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục ĐH được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Với quy định này, các chương trình đạt kiểm định sẽ được thu học phí không phụ thuộc vào mức trần của Chính phủ. Ghi nhận cho thấy, những ngành được cơ sở đào tạo ưu tiên kiểm định sớm là những ngành “hot”, đang thu hút sự quan tâm của người học. Không chỉ chương trình chất lượng cao, những chương trình được kiểm định cũng đang tạo ra bất bình đẳng trong cung cấp dịch vụ giáo dục cho sinh viên. Bởi những chương trình này học phí cao kèm theo đó dễ xin việc. Vòng tròn luẩn quẩn sinh viên nghèo - học ngành học phí thấp - ra trường khó xin việc sẽ thành hiện thực nếu Nhà nước cũng như các trường không có chính sách giải quyết. Thực tế, tại nhiều trường, những ngành học "hot" đã không tuyển sinh hệ đại trà, chỉ tuyển hệ chất lượng cao để thu học phí cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi hệ đại trà.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thu Thủy cho biết nguồn lực dành cho giáo dục ĐH còn rất hạn chế những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục ĐH chỉ trên dưới 17.000 tỷ đồng, chiếm 0,27% GDP nhưng con số thực chi chưa đến 12.000 tỷ đồng. Tính theo số thực chi thì chưa đạt 0,18% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường ĐH của Việt Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu.

Như vậy, chi phí để kiểm định thực chất vẫn từ nguồn học phí của sinh viên. Trong khi đó, không phải sinh viên nào cũng đủ điều kiện để được học ở các chương trình đã được kiểm định.

TS Lê Quang Sơn cho rằng, xu hướng chung hiện nay là mở rộng quy mô đào tạo để lấy kinh phí bù đắp cho các hoạt động của nhà trường. Ông đánh giá đây là cách “tự ăn thịt chính mình” nên về lâu dài rất nguy hiểm. Nên cần có cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH, vì nếu không có đầu tư thích đáng thì không thể nâng cao chất lượng nhà trường.

Có thể bạn quan tâm
Phát hành sách giáo khoa mới: Nhà xuất bản lo gặp nhiều khó khăn

Phát hành sách giáo khoa mới: Nhà xuất bản lo gặp nhiều khó khăn

20:00 05/05/2023

Ngày 5-5, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo phát hành sách giáo khoa mới đúng thời hạn dự kiến.

Nông dân miền Tây tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết Nguyên đán 2024

Nông dân miền Tây tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết Nguyên đán 2024

18:20 07/10/2023

Hiện tại, những nông dân đã gieo trồng nhiều loại hoa để thu hoạch trong dịp Tết Nguyên đán 2024 . Họ mong muốn vụ hoa sẽ trúng mùa, được...

'Hợp đồng' đập phá ôtô giá 10 triệu đồng

'Hợp đồng' đập phá ôtô giá 10 triệu đồng

19:30 23/04/2024

Nhật và Nam nhận 10 triệu đồng từ nữ Việt kiều để xịt sơn, đập phá ôtô của vợ người tình.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ dự Lễ khai mạc SEA Games lần thứ 32

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ dự Lễ khai mạc SEA Games lần thứ 32

05:00 02/05/2023

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Phan Quốc Việt cùng cùng nhóm cựu sĩ quan quân y trong vụ Việt Á hầu tòa

Phan Quốc Việt cùng cùng nhóm cựu sĩ quan quân y trong vụ Việt Á hầu tòa

10:00 27/12/2023

Hôm nay (27.12), Toà án Quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 7 bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty...

Công nhân bụng bầu leo cầu thang cả chục tầng vì thang máy hỏng

Công nhân bụng bầu leo cầu thang cả chục tầng vì thang máy hỏng

13:10 29/11/2023

Chung cư CT1B (khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) có 2 thang máy thì hiện chỉ có 1 thang máy hoạt động...

Bị phạt vì đốt vàng mã ở cầu thang khu tập thể

Bị phạt vì đốt vàng mã ở cầu thang khu tập thể

22:50 31/05/2024

Người phụ nữ bị công an phạt 4 triệu đồng vì đốt vàng mã ở cầu thang khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình.

Các Di sản văn hóa cần điều kiện để phát huy hơn là Giấy chứng nhận danh hiệu

Các Di sản văn hóa cần điều kiện để phát huy hơn là Giấy chứng nhận danh hiệu

13:10 23/02/2024

Các địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp tục được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận hàng loạt Di sản văn hóa phi vật thể về...

Hai người bị phạt tù vì 'xuyên tạc lịch sử'

Hai người bị phạt tù vì 'xuyên tạc lịch sử'

17:00 20/03/2024

Thạch Cương, Tô Hoàng Chương bị cáo buộc đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết gây ảnh hưởng đoàn kết dân tộc; xuyên tạc chính quyền, lịch sử Việt Nam…

Co loi xay ra
Co loi xay ra