Đại học kêu trời vì nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí

12:40 03/01/2024

80% nguồn thu của các trường đại học dựa vào học phí. Ba năm qua, chính phủ yêu cầu các trường không tăng học phí để chia sẻ với người học. Nhiều trường kêu khó khăn.

Ngân sáchHọc phí Nghiên cứu - chuyển giaoKhác
Tôn Đức Thắng5.81963.756.541.5
Kinh tế TP.HCM6.4960.9363.2112.9
Bách khoa HN122.2851.2790.4
Kinh tế Quốc dân22.2836.24.1225
Công nghiệp TP.HCM14740485
Cần Thơ425.7578.223.592.3
Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)129.4561.345150
Công thương TP.HCM3558.3424
Y dược Cần Thơ3.2491.32.246.5
Ngoại thương7.9490.30252
Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)27.1440.821.212.9
HV Tài chính363647113
Giao thông vận tải503601717
Kinh tế (ĐHQG HN)5.64185539.9
HV Ngân hàng77.41741.8132

Cơ cấu nguồn thu của các trường rất khác nhau. Nguồn thu của trường đại học đến từ các nguồn chính gồm ngân sách (trường công lập), học phí, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các dự án tài trợ quốc tế, hợp tác đào tạo quốc tế, hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp và đóng góp của cựu sinh viên, nguồn thu hợp pháp khác.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế.

Đó là lý do đầu năm học 2023-2024, nhiều trường đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ đại học.

Chính vì việc không được tăng học phí theo lộ trình của Nghị định 81 trong suốt ba năm nên các trường đại học tự chủ "kêu trời".

Tuổi Trẻ Online thống kê cơ cấu nguồn thu năm 2022 của các trường tự chủ, trường đại học lớn và thấy rằng, học phí là nguồn thu chính của các trường. Ở một số trường đại học, ngân sách cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của trường.

  • Học phí và chi phí đào tạo ở các đại học nghìn tỉ ra sao?

  • Tân sinh viên nhập học xong, trường đại học bất ngờ tăng học phí

Nhìn vào thống kê có thể thấy học phí chiếm từ 70-90% tổng thu của các trường. Trong khi đó nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao lại chiếm tỉ lệ khá thấp ở hầu hết các trường.

Trường đại học Kinh tế TP.HCM có nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao chiếm 25% tổng thu. Trường đại học Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) và Tôn Đức Thắng có nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao chiếm 5%. Tuy nhiên nguồn thu này vẫn thấp hơn rất nhiều so với học phí.

Các trường còn lại nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao không đáng kể.

Đáng chú ý nhất là Trường đại học Y Hà Nội. Đây là trường đại học duy nhất có nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu, bỏ xa nguồn thu từ học phí.

Năm 2022, tổng thu của trường trên 572 tỉ đồng. Trong đó từ ngân sách 146 tỉ đồng, học phí 174,8 tỉ đồng, khác 24,7 tỉ đồng trong khi thu từ nghiên cứu - chuyển giao lên đến gần 229 tỉ đồng, chiếm gần 40% tổng thu.

Trường ĐH Y Hà Nội
Ngân sách146
Học phí174.8
Nghiên cứu - Chuyển giao228.6
Khác24.7

Với những trường đại học địa phương, việc tuyển sinh khó khăn, học phí thấp đã khiến cho nguồn thu của trường mất cân đối nghiêm trọng.

Hầu hết các trường không có nguồn thu từ nghiên cứu - chuyển giao. Hai nguồn thu chính là học phí và ngân sách. Tuy nhiên, do số lượng sinh viên tuyển ít, học phí thấp khiến cho ngân sách là nguồn thu chính của các trường.

Ngân sáchHọc phí Nghiên cứu - chuyển giaoKhác
Hùng Vương (Phú Thọ)84.937.64.5122.2
Khánh Hòa35.1220.19.8
Thái Bình25.114.11.2512.6
Hải Dương1411.405.1
Quảng Nam132.6023.2

Hầu hết các trường địa phương, ngân sách chiếm từ 40% đến trên 50% tổng thu của trường. Nguồn thu khác cũng đóng góp đáng kể trong tổng thu của trường đại học địa phương. Trong khi đó, học phí cũng có tỉ lệ tương đối trong nguồn thu.

Tự chủ: học phí tăng, ngân sách giảm

Hiện nay, một số trường đại học địa phương đã thực hiện tự chủ và phần nào "cai" dần bầu sữa ngân sách như Trường đại học Trà Vinh, Trường đại học Thủ Dầu Một.

Nhìn vào cơ cấu nguồn thu có thể thấy đường học phí và ngân sách 5 năm trước tương đối gần nhau. 5 năm sau, khoảng cách giữa đường ngân sách và học phí ngày càng nới rộng.

Năm 2019, Trường đại học Thủ Dầu Một thực hiện tự chủ chi thường xuyên 30%. Đến 2021 tự chủ chi thường xuyên 100%. Cũng từ thời điểm này, ngân sách tỉnh Bình Dương cấp cho trường giảm dần và đến năm 2022 chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu của trường. Nguồn thu khác cũng tăng hơn 10 lần.

Mặc dù vậy, trong suốt 5 qua, trường không ghi nhận bất kỳ nguồn thu nào từ nghiên cứu - chuyển giao công nghệ. Tổng thu năm 2022 của trường lên đến gần 400 tỉ nhưng thu từ nghiên cứu - chuyển giao vẫn là con cố 0.

Có thể bạn quan tâm
Đáp án và thang điểm môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Đáp án và thang điểm môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT

16:00 01/07/2023

Sáng 1/7, Bộ GDĐT đã công bố đáp án và thang điểm bài thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Năm nay, đã có nhiều tranh luận về đề thi môn Ngữ văn, trong đó, có ý kiến cho rằng đề 'cũ' cả về ngữ liệu lẫn cách hỏi. Trả lời vấn đề này, GS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Ban Đề thi tốt nghiệp THPT cho biết, ở phần Đọc hiểu, việc sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đã là một điểm mới. Theo đó, tổ ra đề luôn hướng tới những vấn đề có nội...

Vĩnh Phúc khánh thành công trình Làng văn hóa kiểu mẫu thứ 2

Vĩnh Phúc khánh thành công trình Làng văn hóa kiểu mẫu thứ 2

15:50 28/08/2023

Sáng 28/8, Ban Chỉ đạo xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) tổ chức khánh thành khu thiết chế văn hóa, thể thao Làng văn hóa kiểu mẫu tổ dân phố Tam Quang, thị trấn Gia Khánh. Làng văn hóa kiểu mẫu Tổ dân phố Tam Quang, thị trấn Gia Khánh được tỉnh chọn làm điểm và tổ chức lễ phát động vào ngày 31/1 với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Nhà nước. Dự án gồm: Nhà văn hóa và sân bãi; sân trung tâm,...

Người phụ nữ bị ném ‘bom xăng’: báo Tuổi Trẻ phản ánh, Công an tỉnh chỉ đạo điều tra ngay

Người phụ nữ bị ném ‘bom xăng’: báo Tuổi Trẻ phản ánh, Công an tỉnh chỉ đạo điều tra ngay

09:30 19/02/2023

Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo điều tra vụ người phụ nữ bị ném ‘bom xăng’ lúc đang nằm ngủ ở bến đò khiến bà bị thương tích.

Sao mạng bị 'ném đá', tẩy chay vì giống nghi phạm giết người 19 năm trước

Sao mạng bị 'ném đá', tẩy chay vì giống nghi phạm giết người 19 năm trước

13:20 03/05/2024

Zhao Shilei (37 tuổi) là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc với 5 triệu người theo dõi trên ứng dụng chia sẻ video Kuaishou. Anh thu hút người xem bằng việc tiết lộ những vụ bê bối trong làng giải trí. Zhao bị cuốn vào rắc rối khi một số người theo dõi nhận thấy anh giống nghi phạm đã bỏ trốn của vụ án giết người năm 2006 và báo cảnh sát. Vào tháng 8/2006, một người bị đâm chết ở thành phố Xilinhot, thuộc khu tự trị Nội Mông, phía...

Hai học sinh lớp 5 tử vong do đuối nước tại hồ thuỷ lợi

Hai học sinh lớp 5 tử vong do đuối nước tại hồ thuỷ lợi

16:20 22/04/2024

Chiều 22/4, thông tin từ Công an xã Nuông Dăm, Kim Bôi (Hòa Bình) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến hai học sinh lớp 5 tử vong.

Ấn định thời gian xét xử Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản

Ấn định thời gian xét xử Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản

13:40 25/07/2023

TAND TP Hà Nội ra quyết định ngày 10/8 sẽ xét xử bị cáo Lê Thanh Thản - Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, về tội lừa dối khách hàng theo khoản 2, Điều 198 với khung hình phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Cùng hầu tòa, có 6 người bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm Đỗ Văn Hưng (cựu Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), Nguyễn Duy Uyển và Bùi Văn Bằng (cùng là cựu Phó Chủ tịch UBND phường...

Phụ huynh và nhà trường cần cảnh giác, thoát bẫy lừa “con cấp cứu”

Phụ huynh và nhà trường cần cảnh giác, thoát bẫy lừa “con cấp cứu”

18:00 14/03/2023

Ngay khi xuất hiện tình trạng lừa đảo 'con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp,' các phụ huynh đã nhanh chóng cảnh báo cho nhau. Sở GD-ĐT và các trường cũng ngay lập tức phát đi khuyến cáo về vấn đề này.

Bà nội 80 tuổi đòi đưa bạn trai về nhà chung sống và kết hôn

Bà nội 80 tuổi đòi đưa bạn trai về nhà chung sống và kết hôn

08:40 28/08/2023

Mấy hôm nay gia đình tôi khá căng thẳng về chuyện của bà nội muốn kết hôn. Ông tôi mất cách đây gần 10 năm, bà ở cùng bố mẹ và gia đình tôi. Ai cũng nói đại gia đình tôi sống 3 thế hệ nhưng hòa thuận, yên ấm vì không bao giờ có tiếng to tiếng nhỏ, mọi người vui vẻ, yêu thương nhau. Khi ông nội còn sống, ông bà dù già nhưng vẫn tình cảm. Thời gian đầu sau khi ông mất, bà buồn lắm, gầy rộc hẳn đi. Sau đó mẹ tôi giới thiệu bà tham gia câu lạc bộ...

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ giới bị phân nhiều mảnh trên sông Hồng

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ giới bị phân nhiều mảnh trên sông Hồng

23:30 13/10/2023

Tối 13/10, lãnh đạo UBND xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, lực lượng công an đang khám nghiệm tử thi một thi thể được phát hiện trên sông Hồng. Theo lãnh đạo xã Bát Tràng, chiều cùng ngày, người dân phát hiện một thi thể trên sông Hồng nên báo lực lượng chức năng. Nhận được tin báo, công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ. Vị này cho biết thêm, hiện lực lượng chức năng đang làm các thủ tục pháp y. Liên quan vụ việc,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra