TP - Ngày 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ và hơn 300.000 bút lục sang Viện KSND TPHCM đề nghị truy tố 254 bị can trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Chi cục đăng kiểm, Trung tâm đăng kiểm (TTĐK) trên địa bàn TPHCM và nhiều địa phương khác.
Từ nhận hối lộ để cấp mã số đăng kiểm
Trong số 254 bị can, ông Trần Kỳ Hình (63 tuổi, cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam, giai đoạn từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Đặng Việt Hà (52 tuổi, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, giai đoạn từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2022) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Ông Nguyễn Vũ Hải (55 tuổi, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2022) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tiền Phong Ông Trần Kỳ Hình (bên trái) và ông Đặng Việt Hà 1 |
Ông Trần Kỳ Hình (bên trái) và ông Đặng Việt Hà |
Trong vụ án này, có 14 TTĐK (11 trung tâm ở TPHCM, 3 trung tâm còn lại ở các tỉnh Long An, Bến Tre và Sóc Trăng) để xảy ra hàng loạt sai phạm. Theo kết luận điều tra, năm 2018, Danh Thanh Tiền, Nguyễn Trọng Vĩnh và Đoàn Hải Linh góp vốn để thành lập Công ty TNHH Lâm Hà Trúc với mục đích thành lập TTĐK tại TPHCM.
Ngày 18/1/2019, ông Tiền mang hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp trực tiếp ông Hình tại phòng làm việc và đưa hối lộ cho ông này một phong bì bên trong có 10 triệu đồng để xin cấp mã số đăng kiểm. Sau đó, ông Hình ký giấy cấp cho ông Tiền mã số trung tâm là 50-15D và ông này đã tiến hành lắp đặt hoàn thiện trang thiết bị phục vụ và gửi văn bản ra Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị cử đoàn vào kiểm tra đánh giá lần đầu để TTĐK 50-15D đưa vào hoạt động.
Qua một thời gian dài không thấy Cục Đăng kiểm Việt Nam cử đoàn vào kiểm tra đánh giá nên ông Vĩnh đi ra gặp ông Hình. Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho biết không đồng ý để ông Tiền làm tại TTĐK 50-15D mà không nêu rõ lý do. Vì vậy, ông Tiền chủ động bán lại toàn bộ cổ phần cho ông Trần Văn Thương với số tiền 365 triệu đồng và ông Thương được các cổ đông bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Tháng 5/2019, ông Vĩnh thống nhất với ông Thương cùng đi ra Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp ông Hình tại phòng làm việc, đưa hối lộ 2.000 USD để Cục trưởng cử đoàn kiểm tra vào đánh giá cho TTĐK được hoạt động.
Ngày 18/6/2019, ông Hình duyệt kế hoạch đoàn kiểm tra đánh giá do Trần Anh Quân (quyền Phó trưởng Phòng kiểm định xe cơ giới của Cục Đăng kiểm) làm trưởng đoàn kiểm tra, vào kiểm tra đánh giá.
Sau khi kiểm tra đạt, ông Hình ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho TTĐK 50-15D đưa vào hoạt động. Trung tâm này bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6/2019.
Trong vụ án này có 132 người bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, 53 người bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, 5 người bị đề nghị truy tố về tội “Môi giới hối lộ” và 10 người bị đề nghị truy tố về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”… Cơ quan điều tra đã thu hồi, tạm giữ và các bị can giao nộp khắc phục tổng cộng hơn 43 tỷ đồng và 118.800 USD cùng nhiều tài sản có liên quan khác.
Để được thành lập TTĐK 50-19D, tháng 5/2020, bị can Trần Bửu Tùng đi ra Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp Trần Anh Quân để nhờ tham mưu cho lãnh đạo về việc cấp mã số cho trung tâm.
Khi đó, Trần Bửu Tùng đã đưa hối lộ cho Trần Anh Quân 7.000 USD và nhờ người này đưa hối lộ cho ông Hình phong bì có chữ “H”, bên trong chứa 10.000 USD để được đồng ý chủ trương thành lập và cấp mã số cho TTĐK. Sau khi đưa tiền hối lộ, ông Tùng được ông Hình duyệt đồng ý chủ trương và cấp mã số đăng kiểm là 50-19D.
Hoạt động đến tháng 8/2020, Đoàn kiểm tra của Cục Đăng kiểm Việt Nam do ông Quân làm trưởng đoàn vào kiểm tra TTĐK 50-19D. Thời điểm này, ông Tùng đưa hối lộ cho ông Quân cùng các thành viên 9.500 USD và 5 triệu đồng.
Ngoài ra, dịp 30/4/2022, bị can Tùng ra Cục Đăng kiểm gặp, đưa hối lộ cho ông Đặng Việt Hà 50 triệu đồng để tạo điều kiện trong quá trình hoạt động của TTĐK 50-19D.
Đến nhận tiền để bỏ qua sai phạm kiểm định
Kết luận điều tra thể hiện, trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, ông Hình và ông Hà là người đứng đầu, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm theo sự phân công của Bộ Giao thông vận tải; được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác đăng kiểm trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, cả 2 không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các Phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, TTĐK, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.
Khi phát hiện có sai phạm, tiêu cực, ông Hình không chấn chỉnh, xử lý mà vụ lợi cá nhân, nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động TTĐK, bỏ qua các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền hơn 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD.
Ngoài ra, ông Hình bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục đăng kiểm và uy tín của Cục Đăng kiểm Việt Nam, làm giảm hiệu lực công tác quản lý nhà nước liên quan hoạt động đăng kiểm thủy nội địa.
Còn ông Hà không chấn chỉnh, xử lý khi phát hiện sai phạm, tiêu cực mà vì vụ lợi cá nhân đã tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo trái pháp luật theo hướng nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền tiêu cực, hối lộ mà cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới, các TTĐK nhận được. Tổng số tiền nhận hối lộ ông Hà phải chịu trách nhiệm hình sự là hơn 40 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định có 5 giám đốc TTĐK tại Hà Nội có hành vi đưa hối lộ hằng tháng cho 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà gồm: ông Lê Văn Ngân (55 tuổi, giám đốc TTĐK 29-01V), Đào Mạnh Thắng (54 tuổi, giám đốc TTĐK 29-02V), Cao Văn Tư (51 tuổi, giám đốc TTĐK 29-04V), Phạm Quốc Bình (62 tuổi, nguyên giám đốc TTĐK 29-05V) và Lê Hồ Tuấn (55 tuổi, giám đốc TTĐK 29-06V).
Trước tình trạng một số sinh viên lợi dụng việc nợ môn, thi lại để trốn nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòng cho biết sẽ sửa luật để siết chặt quy định.
Sau 2 ngày xét xử, HĐXX TAND tỉnh Cà Mau cho rằng, vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ, nên trả hồ sơ điều tra bổ sung liên quan tới cha con 'thiếu gia' điện gió miền Tây bị cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, Kiên Giang triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông , chấn chỉnh sửa...
Thành ủy Hà Tiên vào cuộc xác minh và đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng với thầy giáo C.
Nhiều tuyến đường hư hỏng, dày đặc 'lỗ trâu đằm' ở các khu dân cư được TP Đà Nẵng yêu cầu sửa chữa ngay trước Tết để bà con đi lại.
Hiện hành, khi tham gia giao thông mà người điều khiển phương tiện giao thông có các mức nồng độ cồn như sau thì sẽ bị xử phạt vi phạm...
Nga cho biết, tất cả các cổ đông sẽ quyết định có cho dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ cuối năm...
Việt Nam quan tâm theo dõi và quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực leo thang giữa lực lượng Hamas và Israel, gây nhiều thương vong cho thường dân.
Chuyến thăm tới Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ sáu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn góp phần tiếp thêm luồng sinh khí cho mọi lĩnh vực của khuôn khổ hợp tác mới.