Các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản chỉ trích vụ phóng mới nhất của Triều Tiên là hành động "vi phạm trắng trợn" nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo Yonhap, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo ngày 13/4, các đặc phái viên hạt nhân của nước này, Mỹ và Nhật Bản đã điện đàm và lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích mới nhất của Triều Tiên.
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên được cho là đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa hướng về phía biển Nhật Bản, làm leo thang căng thẳng sau 7 ngày liên tiếp Bình Nhưỡng không hồi đáp các cuộc gọi của Hàn Quốc qua đường dây liên lạc liên Triều.
Trong các cuộc điện đàm, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Kim Gunn cùng những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản, ông Sung Kim và ông Takehiro Funakoshi, đã chỉ trích vụ phóng này là hành động "vi phạm trắng trợn" nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các đặc phái viên hạt nhân đồng thời bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về mức độ khiêu khích chưa từng có cũng như phát ngôn đe dọa của Triều Tiên kể từ năm 2022.
Các quan chức này nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để có phản ứng quốc tế thống nhất đối với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 13/4 thông báo nước này đã trao công hàm phản đối mạnh mẽ Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa mới nhất của nước này.
Trong khi đó, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Hàn Quốc đã triệu tập một cuộc họp và lên án "mạnh mẽ" vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên.
Trong một thông cáo báo chí, NSC nêu rõ: "Các thành viên NSC lưu ý rằng vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên tiếp tục vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là một hành động khiêu khích nghiêm trọng làm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực"./.
Với một số ý kiến tại Hội đồng Nhân quyền dựa trên các nguồn tin chưa kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả các nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng các bên tại Sudan sẽ đạt được lệnh ngừng bắn vào ngày 20/4 do lễ Eid al-Fitr của năm nay sẽ diễn ra sớm.
Xét về tổng thể, năm 2022 ghi nhận tổng số người mất tích ở Nhật Bản là 84.910 người, tăng 5.692 so với năm 2021, trong số những người mất tích có hơn 18.709 người bị sa sút trí tuệ.
Cơ quan dân sự Trung Quốc thông báo tuyển 39.600 vị trí trong đợt tuyển dụng nhân sự cho năm 2024.
Các đại sứ Triều Tiên đã đến chào tạm biệt lãnh đạo Angola, Uganda. Đại sứ quán Triều Tiên ở Tây Ban Nha cũng thông báo đóng cửa.
Ngày 24/3, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thế Anh (35 tuổi) và Nguyễn Thị Kim Ngân (24 tuổi, cùng trú thôn Thủy Tụ, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 14-3, một chỉ huy thuộc lực lượng này nói họ đã tiến sâu đến vài chục km vào lãnh thổ Nga và bắt giữ nhiều tù nhân.
Tại Đối thoại an ninh và quốc phòng lần 3, EU-Na Uy bày tỏ mong muốn tăng mức độ tham gia của Na Uy trong các nhiệm vụ của EU, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ phù hợp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một thỏa thuận an ninh mới với Ukraine ngày 13-6, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Ý.