Ngày 14/10, Australia đã công bố kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân về đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp, theo đó đa số người dân đã không chấp nhận đề xuất trên.
Người Australia không ủng hộ đề xuất công nhận người bản địa |
Người dân Australia tham gia cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân về đề xuất công nhận người bản địa. (Nguồn: AFP) |
Với gần 90% số phiếu được kiểm, khoảng 59% cử tri tham gia trưng cầu đã lựa chọn phản đối đề xuất trong khi 41% lựa chọn ủng hộ.
Kết quả trên được đánh giá sẽ là một bước lùi lớn trong nỗ lực hòa hợp cộng đồng người bản địa của Australia. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Anthony Albanese thừa nhận đây không phải là kết quả ông mong muốn, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tôn trọng cũng như sát cánh cùng cộng đồng người bản địa.
Theo ông, “thời điểm bất đồng này" sẽ "không chia rẽ chúng ta. Chúng ta không phải là cử tri lựa chọn "Có" hoặc "Không". Chúng tôi đều là người Australia”.
Trong khi đó, nhiều người bản địa cũng như những người tham gia chiến dịch vận động ủng hộ đề xuất bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc trưng cầu, song vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người bản địa.
Trong cuộc trưng cầu ý dân lần này, người Australia lựa chọn giữa "Có" hoặc "Không" với đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp năm 1901.
Đề xuất này cũng bao gồm việc thành lập một cơ quan tham vấn cho Quốc hội nhằm đánh giá các bộ luật có thể tác động tới cộng đồng người bản địa cũng như góp phần giải quyết sự bất bình đẳng sâu sắc về xã hội và kinh tế với người bản địa.
Tin liên quan |
Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới |
Có một điểm đáng chú ý là, mặc dù cuộc trưng cầu dân ý do chính phủ liên bang do Công đảng lãnh đạo đề xuất và được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chính phủ trong nhiệm kỳ từ năm 2022 đến năm 2025 song tại 6/7 bang và vùng lãnh thổ, nơi Công đảng đang nắm quyền, tỷ lệ không ủng hộ đề xuất của chính phủ cao hơn tỷ lệ ủng hộ.
Bang Tasmania, nơi duy nhất tại Australia mà chính quyền do đảng Tự do đối lập lãnh đạo lại ủng hộ đề xuất của chính phủ liên bang. Thực tế này cho thấy trong cuộc trưng cầu dân ý này, ý kiến của người dân dường như không bị tác động bởi yếu tố đảng phái.
Theo thông tin từ Ủy ban bầu cử Australia, 17,6 triệu người dân, tương đương với 97,7% cử tri Australia đăng ký bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 14/10.
Đây là số lượng người kỷ lục đăng ký tham gia cuộc trưng cầu dân ý và thực tế này cho thấy người dân Australia rất quan tâm tới cuộc trưng cầu dân ý và muốn nói lên tiếng nói của mình trong một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của nước này.
Lần gần nhất người Australia bỏ phiếu phản đối một cuộc trưng cầu dân ý là vào năm 1999 khi họ được yêu cầu cắt đứt quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hòa.
Cư dân Esequibo, vùng tranh chấp giữa Venezuela và Guyana, lo ngại nguy cơ chiến tranh nổ ra, khi Caracas trưng cầu dân ý về việc sáp nhập lãnh thổ này.
Cảnh sát Ấn Độ nói khoảng 250.000 người tụ tập tại buổi thuyết giảng ở Uttar Pradesh, gấp 3 lần quy mô chính quyền cho phép.
Nga chúc mừng Giáo hoàng Francis nhân dịp 11 năm ông tại nhiệm và ca ngợi sự ủng hộ của ông đối với 'chủ nghĩa nhân văn và hòa bình'.
Nhà Trắng cho biết Nga sử dụng tên lửa và bệ phóng do Triều Tiên cung cấp trong các đợt tập kích gần đây của Moskva vào Ukraine.
Pháp cảnh báo công dân tránh đến loạt khu vực ở Trung Đông, trong đó có Israel và Iran, do lo ngại nguy cơ Tehran tấn công Tel Aviv.
Binh sĩ Nga tiếp cận thiết giáp Bradley bị bỏ lại gần Avdeevka, kéo nó đi trong lúc UAV và pháo binh Ukraine liên tục công kích.
Việt Nam giới thiệu Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Thị Lan Anh ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.
Các nước EU thành lập nhóm chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ khỏi các cuộc tập kích của nhóm Houthi.
Quan chức địa phương Nga nói Ukraine đã đánh chìm chiếc phà chở 30 thùng nhiên liệu ở cảng Kavkaz, vùng Krasnodar, miền nam nước này.