Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết Ban vận động Cứu trợ tại 26 địa phương bị thiệt hại do bão Yagi đã tiếp nhận 4.884 tỷ đồng, đến nay đã sử dụng 3.494 tỷ.
Báo cáo tại Hội nghị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các tỉnh thành sáng 21/2, Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu cho biết tính đến ngày 16/2, tổng kinh phí Trung ương và địa phương tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi là 5.303 tỷ đồng.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận trên 2.675 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 640 tỷ đồng do địa phương chuyển về và 2.035 tỷ do cơ quan, tổ chức, cá nhân đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế ủng hộ qua Ban Vận động cứu trợ Trung ương.
Số tiền phân bổ hỗ trợ các địa phương, tổ chức bị thiệt hại từ nguồn của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 2.039 tỷ đồng. Số dư chuyển tiếp phục vụ đợt cứu trợ lần sau là 636 tỷ đồng.
Ban vận động Cứu trợ tại 26 tỉnh thành chịu ảnh hưởng đã tiếp nhận 4.884 tỷ đồng, trong đó Trung ương phân bổ 2.035 tỷ, số còn lại từ các địa phương khác chuyển về và quyên góp tại chỗ; 3.494 tỷ đồng đã được sử dụng (đạt 64%) và 1.774 tỷ đồng đang tiếp tục triển khai.
Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã công bố sao kê nguồn tiếp nhận thông qua các tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương và phân bổ tới các địa phương để người dân cùng theo dõi, giám sát. "Điều này đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao từ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, tạo sự lan tỏa tích cực, niềm tin về vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong công tác vận động hỗ trợ", bà Châu nói.
Tuy nhiên, MTTQ Việt Nam nhận định việc phân bổ, hỗ trợ đến địa phương và người bị thiệt hại trong một số thời điểm chưa kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thống kê, tổng hợp mức độ thiệt hại sau cơn bão số 3 và kiến nghị, đề xuất cụ thể của các địa phương còn chậm. Việc tìm quỹ đất, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho di dời cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng của mưa lũ còn khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hỗ trợ.
Một số địa phương có nhiều hộ gia đình còn khó khăn trong bố trí kinh phí đối ứng. Bên cạnh đó Nghị định số 93/2021 quy định thời gian phân phối kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận "là quá ngắn", gây khó khăn cho phân phối nguồn kinh phí vận động được.
Theo báo cáo của 26 tỉnh, thành phố, tính đến ngày 30/9/2024, bão số 3 (Yagi) gây tổng thiệt hại kinh tế ước tính 82.600 tỷ đồng; làm 366 người chết, mất tích; 1.980 người bị thương. Cơn bão khiến 5.960 nhà sập đổ, trôi hoàn toàn; 13.700 nhà hư hỏng nặng; 249.700 ha lúa, 51.800 ha hoa màu, 42.400 con gia súc, 4,56 triệu con gia cầm và 30.200 diện tích thủy sản bị hư hại. Gần 5.400 cơ sở giáo dục, hơn 700 cơ sở y tế, 440 cây cầu, 2.435 công trình thủy lợi và nhiều công trình trạm biến áp, biến thế, đê điều bị thiệt hại.
Đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt nhất trong nhiều năm qua ở Bắc Bộ; xảy ra gần như đồng thời các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như bão, lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất trên diện rộng. Địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng và Phú Thọ.
Sơn Hà
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.