Ngày 23.3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng cho biết, vừa triệt xóa thành công 2 đường dây cho vay lãi nặng, hoạt động liên tỉnh, do các đối tượng người ngoại tỉnh cầm đầu.
Chỉ thời gian ngắn, 2 nhóm đối tượng này đã cho hàng ngàn lượt người tại các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Thanh Hóa… vay với tổng số tiền khoảng 16 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 3 tỉ đồng.
Trước đó, từ cuối năm 2022, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng người ngoại tỉnh có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng, hoạt động liên tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
Ngày 17.3.2023, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng đã lập Chuyên án, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra.
Ngày 22.3, sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu về các đối tượng, Ban Chuyên án triển khai đồng loạt các tổ công tác, tiến hành bắt giữ lần lượt 2 nhóm với 9 đối tượng (trong đó, có 1 nhóm/7 đối tượng nằm trong Chuyên án và 1 nhóm/2 đối tượng trong đường dây khác).
Đối tượng cầm đầu trong Chuyên án được xác định là Nguyễn Thành Thái (SN 1989), HKTT phường Đa Kao, quận 1 (TP.Hồ Chí Minh), tạm trú tại phường Hòa An, quận, Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cùng 6 đối tượng khác có vai trò giúp việc và thu tiền người vay...
Nhóm thứ 2 gồm đối tượng cầm đầu là Nguyễn Duy Anh (SN 1987), HKTT phường Khương Trung, quận Thanh Xuân (TP.Hà Nội) và Lê Quốc Khánh (SN 1990), HKTT tại phường Thành Công, quận Ba Đình (TP.Hà Nội) – cả 2 cùng tạm trú tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Bước đầu xác định, từ tháng 7.2022 đến nay, nhóm đối tượng do Nguyễn Thành Thái cầm đầu đã cho 345 người trên địa bàn TP.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam vay với 1.435 lượt, tổng số tiền cho vay hơn 10 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 2 tỉ đồng.
Nhóm do đối tượng Nguyễn Duy Anh cầm đầu đã cho hơn 200 người trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Thanh Hóa vay với 1.012 lượt, tổng số tiền cho vay hơn 6 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 1 tỉ đồng.
Quá trình khám xét khẩn cấp 4 địa điểm tại Đà Nẵng, Quảng Nam, cơ quan Công an thu giữ tang vật, gồm 60 triệu đồng tiền mặt, 270 bộ hồ sơ của người vay (mỗi bộ hồ sơ gồm giấy vay tiền và một trong các loại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, passport, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh…), 7 xe mô tô các loại, 1 bộ máy vi tính để bàn, 12 điện thoại, 5 ổ khóa, 2 thùng keo 502, 5 thùng tờ rơi dùng cho hoạt động quảng cáo cho vay lãi nặng…
Các đối tượng trong 2 đường dây cho vay lãi nặng này hoạt động với thủ đoạn tinh vi, có nhiều “chiêu thức” để đối phó với cơ quan chức năng.
Người vay, khi chậm trả tiền thì bị gọi điện hăm dọa, tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà để uy hiếp, gây sức ép hoặc sử dụng các ổ khóa đã chuẩn bị sẵn để khóa cổng nhà, bơm keo 502 vào các ổ khóa nhà của người vay buộc họ phải trả tiền.
Được biết, mức lãi suất cho vay của các đối tượng này dao động từ 280 đến 400%/năm…
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Trần Minh Lợi bị bắt vì có nhiều bài viết sai sự thật về chánh án Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin.
Bà Trương Mỹ Lan nhiều lần đưa cho ông Nguyễn Cao Trí tổng cộng 40 triệu USD khi thực hiện các thương vụ mua dự án, cổ phần, song bị chiếm đoạt sau khi bị bắt.
Hôm nay (10.3), tại Hà Nội, hai trung tâm đăng kiểm ở quận Nam Từ Liêm và huyện Thanh Oai được hoạt động trở lại, sau hai tháng tạm dừng...
HUẾ - Hạt Kiểm lâm TP Huế liên tiếp tiếp nhận nhiều cá thể động vật quý hiếm do người dân giao nộp.
Giám đốc bảo hiểm xã hội một huyện ở Cà Mau bị kỷ luật khiển trách vì để nhân viên lập danh sách khống ký nhận tiền kinh phí tổ chức hội nghị khách hàng.
Với 716 ca mắc mới trong ngày 16/4, tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đã lên đến 11.531.072 ca, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 14-4, sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ, Cảnh sát giao thông quận 7 (TP.HCM) đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế và UBND phường Tân Quy vì sử dụng xe biển xanh hết hạn đăng kiểm.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương - Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, người bị mất 170 tỉ đồng trong tài khoản tiếp tục bị đề nghị cách chức Chủ tịch UBND huyện do không trung thực trong kê khai tài sản.
Trung tuần tháng 6, mực nước trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương (Nghệ An) xuống gần đến mực nước chết trong nhiều ngày. Ở thượng nguồn lòng hồ thủy điện, Hữu Khuông được coi là xã “ốc đảo”, những ngày này phải chứng kiến lòng hồ trơ đáy, cây cối sau nhiều năm bị vùi dưới lòng hồ chết đứng đã lộ thiên. Lâu nay, người dân, cán bộ và các giáo viên công tác ở đây phải di chuyển bằng thuyền vượt lòng hồ thủy điện để đến nơi làm việc....