Trong đó, cơ quan tố tụng truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng tội danh trên, còn có cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim; cựu Phó Trưởng phòng Phòng cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực Trần Quốc Hùng; cựu Giám đốc Công ty Mua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Danh Sơn và 5 người khác bị truy tố.
Ngoài ra, VKSND Tối cao cũng truy tố 3 bị can khác về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, trong thời gian là Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Vượng được giao phụ trách Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
Từ ngày 31/8/2018 đến ngày 6/4/2020, ông Vượng trực tiếp chỉ đạo, tham mưu xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Hiểu rõ các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận với các dự án điện mặt trời, ông Vượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý chỉ đạo Cục Điện lực xây dựng dự thảo theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi.
Ông Vượng cũng thống nhất chủ trương đề xuất cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch, xin cơ chế giá ưu đãi cho dự án này.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận 1,5 tỷ đồng từ Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Trung Nam - Thuận Nam Nguyễn Tâm Thịnh.
Theo cáo trạng, hành vi của ông Vượng dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hơn 1.000 tỷ đồng.
Với Phương Hoàng Kim, cơ quan tố tụng cáo buộc bị can này vì muốn tạo điều kiện không chính đáng cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được bổ sung quy hoạch để hưởng giá điện ưu đãi, Kim cố ý đẩy trách nhiệm cho cấp phó là ông Đỗ Đức Quân làm Tổ trưởng Tổ soạn thảo nhưng không được ông Vượng đồng ý.
Với tư cách là Tổ trưởng Tổ soạn thảo xây dựng Dự thảo Quyết định số 13, ông Kim cũng không chỉ đạo Tổ, Cục Điện lực xây dựng dự thảo theo đúng Nghị quyết số 115/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng; không báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về nội dung dự thảo, nhằm giúp Nhà máy Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi.
Ông Kim cũng là người trực tiếp tham mưu, đề xuất bổ sung quy hoạch và giá điện ưu đãi cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.