TPO - Tòa phúc thẩm nhận định, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga chưa thể hiện thái độ tích cực trong việc khắc phục hậu quả xảy ra, đồng thời bị cáo cũng không xuất trình thêm tài liệu mới nên không có căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong khi đó, nhiều bị cáo được giảm án.
Nhiều bị cáo được giảm án
Sau 3 ngày xét xử và nghị án, sáng 24/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội bác toàn bộ kháng cáo tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù với bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga (cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đối với Phan Huy Anh Vũ (cựu Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai), bị cáo này được tòa chấp nhận một phần kháng cáo, giảm 3 năm tù giam. Trước đó, cấp sơ thẩm tuyên ông Vũ 19 năm tù cho hai tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”. Như vậy, tổng hợp hình phạt chung cho hai tội, bị cáo Vũ phải lĩnh 16 năm tù.
Các bị cáo Vũ Quang Ngọc (cựu phó giám đốc Công ty Mediconsult) và Lê Chí Tuân (Trưởng nhóm hồ sơ Ban quản lý dự án 1, Công ty AIC) mỗi người được giảm 6 tháng tù giam. Họ bị cấp sơ thẩm tuyên lần lượt 36 và 42 tháng tù.
Với các bị cáo Lê Thị Hương (Phó Ban kế toán AIC) lĩnh 36 tháng tù; Huỳnh Tuấn Anh (Giám đốc Công ty TNHH Tạ Thiên Ân) 30 tháng tù. Tòa phúc thẩm quyết định sửa bản án hình sự sơ thẩm của họ chuyển từ tù giam sang tù treo.
Về dân sự, tòa bác kháng cáo xin được nộp toàn bộ hậu quả của vụ án là 152 tỷ đồng của bị đơn dân sự là Công ty AIC. Đồng thời, tuyên bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) phải bồi thường 103 tỷ đồng; hai cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga, mỗi người khắc phục 15 tỷ đồng.
Với phần quyết định của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo đang bỏ trốn, gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà, Nguyễn Đăng Thuyết, Đỗ Mỹ Hạnh, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Thị Tích, Nguyễn Thị Sen, Đỗ Văn Sơn, sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.
Tiền Phong Nhóm bị cáo tại phiên tuyên án. 1 |
Nhóm bị cáo tại phiên tuyên án. |
Cựu Phó tổng giám đốc AIC chưa tích cực khắc phục hậu quả
HĐXX nhận định, trong vụ án, bị cáo Phan Huy Anh Vũ với vai trò là Giám đốc Bệnh viện, đại diện Chủ đầu tư, được giao trách nhiệm quản lý Dự án theo quy định của pháp luật, nhưng Vũ tiếp nhận sự chỉ đạo của cựu Bí thu Tỉnh ủy Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch tỉnh Đinh Quốc Thái bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị Thúy Nga, Trần Mạnh Hà tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước; bị cáo còn trực tiếp thực hiện và chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi "thông thầu", nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn 14,8 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Quang Ngọc, với nhiệm vụ đơn vị tư vấn, đã thông đồng, móc ngoặc với Công ty AIC và Bệnh viện Đồng Nai, tạo điều kiện cho Công ty AIC nắm bắt trước cấu hình, thông số kỹ thuật để chuẩn bị hồ sơ dự thầu; lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tạo lợi thế để Công ty AIC trúng thầu.
Các bị cáo: Lê Chí Tuân, Lê Thị Hương là nhân viên của Công ty AIC, tham gia với vai trò là đồng phạm giúp sức, là người làm công hưởng lương. Bị cáo Huỳnh Tuấn Anh, thực hiện hành vi thông thầu thông qua việc ký khống 13 bảng báo giá thiết bị giúp Công ty AIC và các công ty “quân đỏ”, được hưởng lợi số tiền hơn 643 triệu đồng do được bán 3 thiết bị vào Dự án.
Riêng bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, với cương vị Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án, Trưởng Ban 1 của Công ty AIC, đã giúp sức tích cực cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu tại Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Tòa án phúc thẩm cho rằng, tòa cấp sơ thẩm đã nhận định, đánh giá về tính chất, mức độ hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm, vai trò trách nhiệm của bị cáo Nga trong vụ án là có căn cứ.
Bên cạnh đó, tại cấp phúc thẩm, bị cáo chưa thể hiện thái độ tích cực trong việc khắc phục hậu quả xảy ra, đồng thời bị cáo cũng không xuất trình thêm tài liệu mới để xem xét. Tòa án cấp sơ thẩm đã cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và xử phạt bị cáo 12 năm tù là phù hợp. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga về phần hình phạt.
Theo nội dung vụ án, với mong muốn Công ty AIC của mình được trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thiết lập quan hệ với các ông Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh ủy); Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) để được giới thiệu đi gặp các quan chức trong tỉnh.
Sau khi thiết lập được mối quan hệ, bà Nhàn và thuộc cấp hối lộ ông Thành và ông Thái mỗi người 14,5 tỷ đồng, riêng Phan Huy Anh Vũ nhận 14,8 tỷ đồng để "tạo điều kiện" cho Công ty AIC “thông thầu”, trúng 16 gói thầu, trị giá hơn 665 tỷ đồng, qua đó gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng.
Vụ án có 36 bị cáo, số này có 11 người là cựu lãnh đạo tỉnh, cán bộ sở ban ngành tại Đồng Nai.
Cơ quan tố tụng đánh giá vi phạm trong vụ án là "minh chứng điển hình cho lợi ích nhóm", thể hiện sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền.
Vì những sai phạm trên, tòa tuyên ông Trần Đình Thành 11 năm tù và Đinh Quốc Thái 9 năm tù giam về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn lĩnh tổng 30 năm tù cho hai tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”. Các bị cáo khác lĩnh các mức án từ 30 tháng tù treo đến 25 năm tù giam.
Theo kết quả điều tra ban đầu của công an, chữ ký chủ tịch xã, con dấu của một xã thuộc tỉnh Đắk Lắk đã bị làm giả, nhằm mục đích làm giấy ủy quyền để xuất khẩu sầu riêng.
Vụ tấn công đầu tiên nhằm vào một đoàn xe vũ trang gần Bourasso ở vùng Boucle du Mouhoun hôm 27/5, còn vụ tấn công thứ 2 xảy ra hôm 28/5 tại Wakara cũng thuộc Tây Bắc nước này.
Khi đang vận chuyển 34 bánh heroin qua thôn Lệc (xã Bờ Y) Đức và Tuyết bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Cơ quan CSĐT Công an thành phố Long Xuyên (An Giang) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Lê Văn Trường (sinh năm 1978, trú tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ) về hành vi “ In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn”.
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho biết 2 công dân - gồm Bernard Phelan và Benjamin Briere, bị giam giữ tại nhà tù ở thành phố Mashhad đã được phía Iran trả tự do và đang trên đường trở về Pháp.
Các phiên tòa xét xử 320 đối tượng là công dân Libya, Syria, Sudan và Ai Cập bị cáo buộc làm việc cho IS bắt đầu diễn ra từ tháng Tám năm ngoái tại Misrata, cách thủ đô Tripoli 200km về phía Đông.
Ngày 23/4, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Thừa Thiên - Huế diễn tập phương án phòng, chống cướp ngân hàng. Tình huống giả định có một nhóm đối tượng mang khẩu trang, đem theo súng xông vào trung tâm giao dịch của ngân hàng Viettinbank và uy hiếp bảo vệ, nhân viên và khách hàng đang giao dịch. Đồng thời, yêu cầu nhân viên ngân hàng lấy tiền bỏ vào túi xách hắn mang theo. Lợi...
Hai quan chức Bộ Quốc phòng Nga, trong đó có một thiếu tướng, bị bắt với cáo buộc biển thủ ngân sách dành cho công viên chủ đề quân sự gần Moskva.
Phái đoàn cấp cao Cuba và Mỹ đã gặp nhau tại Washington; Phi công Ukraine tới Mỹ học tiếng Anh trước khi lái tiêm kích F-16.