TPO - Kết luận điều tra vụ "chuyến bay giải cứu", Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định, ông Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có hành vi nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng; còn ông Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có 9 lần nhận hối lộ tổng số tiền 6 tỷ đồng.
Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng
Liên quan đến vụ án “chuyến bay giải cứu”, ngày 4/3, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố 54 bị can về các tội "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trong số bị can có ông Chử Xuân Dũng (SN 1973, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) và ông Trần Văn Tân (SN 1979, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị truy tố về tội danh “Nhận hối lộ”, có khung hình phạt từ 20 năm tù đến chung thân hoặc tử hình.
Ông Chử Xuân Dũng (SN 1973, ở huyện Đông Anh, Hà Nội) bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 22/12/2022. Ông là tiến sĩ khoa học giáo dục, thạc sĩ toán và có thời gian dài giảng dạy tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội và giữ chức Hiệu trưởng trường này trong 5 năm (2009-2014).
Năm 2014, ông Dũng giữ chức Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ba năm sau ông làm Giám đốc Sở. Đến tháng 12/2019, ông Chử Xuân Dũng được bầu làm Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Theo kết luận điều tra, sau khi được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, từ tháng 4 - 12/2021, ông Chử Xuân Dũng ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly trên địa bàn TP Hà Nội, nhưng chỉ có 13 Công ty thực hiện việc này.
Trong số 16 công ty được ông Chử Xuân Dũng ký duyệt, kết quả điều tra đến nay xác định, ông Dũng đã nhận tiền của 2 cá nhân. Theo đó, ngày 10/6/2021, bà Trần Thị Thương Huyền (chị dâu của ông Chử Xuân Dũng) giới thiệu bị can Lê Thị Ngọc Anh (chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương) liên hệ và gặp ông Dũng tại phòng làm việc của ông này ở trụ sở UBND TP Hà Nội.
Tại buổi gặp này, Ngọc Anh đặt vấn đề nhờ ông Dũng giúp đỡ duyệt chủ trương cho các doanh nghiệp của Ngọc Anh nhập cảnh về nước được cách ly y tế trên địa bàn TP.
Ông Chử Xuân Dũng đồng ý và hướng dẫn Ngọc Anh về làm hồ sơ gửi lên UBND TP Hà Nội theo quy trình. Về chi phí xin chủ trương, bị can Ngọc Anh tự tính toán, đưa tiền.
Từ tháng 7 - 12/2021, Ngọc Anh dùng pháp nhân Công ty Du lịch Á Châu, Công ty sự kiện Bầu trời Hà Nội, Công ty Phượng Hoàng để làm 7 hồ sơ xin tổ chức cho công dân nhập cảnh về nước được cách ly trên địa bàn Hà Nội.
Sau đó, trong quá trình xin chấp thuận chủ trương cách ly, Ngọc Anh đã 5 lần gặp ông Dũng, trong đó có 4 lần chi tiền cho nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ngoài Ngọc Anh, cơ quan điều tra xác định vào tháng 9/2021, ông Nguyễn Thành Lương (là bạn của Chử Xuân Dũng) dẫn bị can Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa) đến gặp ông Dũng, nhờ giúp đỡ.
Sau cuộc gặp, ông Dũng ký 7 công văn giúp Trần Minh Tuấn và Công ty TNHH Du lịch Quốc tế do Phạm Thị Bích Hằng (làm giám đốc) đưa khách từ nước ngoài về cách ly tại Hà Nội.
Mặc dù, không có thỏa thuận về số tiền, song bị can Tuấn đã 3 lần đưa tiền cho bị can Chử Xuân Dũng thông qua thư ký của ông Dũng là Đặng Đình Tuyến.
Cơ quan điều tra xác định, ông Chử Xuân Dũng đã nhận hối lộ số tiền hơn 2 tỷ đồng từ bị Trần Minh Tuấn và Lê Thị Ngọc Anh.
Quá trình điều tra, ông Chử Xuân Dũng nhận thức được hành vi của mình. Bên cạnh đó, gia đình bị can nộp lại 50.000 USD và 600 triệu đồng tiền hưởng lợi bất chính.
Tiền Phong Ông Chử Xuân Dũng và ông Trần Văn Tân. 1 |
Ông Chử Xuân Dũng và ông Trần Văn Tân. |
Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhận hối lộ 6 tỷ đồng
Còn đối với ông Trần Văn Tân, cơ quan điều tra cáo buộc, đầu tháng 2/2020, UBND tỉnh Quảng Nam phân công ông này làm Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch. Quá trình duyệt, ký chấp thuận cho một số công ty đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam, bị can Tân có 9 lần nhận tiền từ các bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng giám đốc Công ty du lịch Bầu trời xanh), Lê Hồng Sơn (Phó tổng giám đốc công ty này).
Cụ thể, lần đầu xảy ra vào tháng 5/2021, bị can Hằng thông qua bà Linh (nhân viên một công ty kinh doanh lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng) liên hệ và gặp ông Tân tại phòng làm việc của ông này tại UBND tỉnh Quảng Nam. Nghe Hằng đặt vấn đề, ông Tân đã đồng ý chấp thuận cho công dân trên các chuyến bay do công ty của Hằng tổ chức được cách ly y tế tại hệ thống khách sạn của công ty này. Tại buổi gặp trên, bà Hằng đưa cho ông Tân 600 triệu đồng.
Ngày 21/5/2021, nguyên Phó chủ tịch Quảng Nam ký văn bản thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Travelsky tổ chức đón công dân Việt Nam từ Nhật Bản về cách ly tại Quảng Nam.
Sau khi ông Tân ký văn bản, từ ngày 31/5/2021 - 31/12/2021, Hằng tiếp tục có 8 lần gặp và đưa cho ông Tân tổng số tiền 4,4 tỷ đồng. Trong đó, bà Hằng 2 lần đi cùng bà Linh đến nơi làm việc của ông Tân, sau đó Hằng đưa tiền.
Cơ quan An ninh điều tra xác định, ông Trần Văn Tân trong thời gian được giao nhiệm vụ giải quyết công việc liên quan đến công tác phòng chống dịch, đã nhận 5 tỷ đồng từ bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng. Qua đó, ông này chủ trương cho các doanh nghiệp của Hằng đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam trên 56 chuyến bay.
Giai đoạn điều tra, bị can Trần Văn Tân nhận thức được hành vi của mình, gia đình bị can nộp lại 2 tỷ đồng tiền hưởng lợi bất chính.
Ngoài ông Trần Văn Tân, Cơ quan điều tra xác định một số cá nhân khác tại Quảng Nam cũng nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ để xử lý ở giai đoạn sau của vụ án.
Phú Thọ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đoan Hùng đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ chó thả rông khiến một cô giáo gặp tai nạn,...
Chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny cho biết ông đã được chuyển đến nhà tù dành riêng cho người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gần Bắc Cực.
Bắt đầu vụ án từ con số không tròn trĩnh, không lời khai của người bị hại, không nhân chứng…, song bằng kinh nghiệm và trách nhiệm của một điều tra viên có nhiều năm gắn bó với công tác điều tra hình sự, Đại tá Nguyễn Tiến Tần, Trưởng Công an huyện Thường Tín, TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tích cực vào cuộc, đưa sự thật ra ánh sáng.
Vợ chồng Giang, Thắm đã lừa những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đầu tư góp vốn mua đất, từ đó chiếm đoạt hơn 9,7 tỷ đồng.
Giới chức bang Bihar (Ấn Độ) cho biết hầu hết số nạn nhân tử vong do ngộ độc rượu thuộc các gia đình nghèo và từng uống loại rượu rẻ tiền được sản xuất ngay tại địa phương có tên là Desi Daru.
Khuya 31-7, công tác tìm kiếm nạn nhân, dọn dẹp hiện trường tại khu vực sạt lở đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vẫn đang hối hả, cơ quan chức năng cho biết sẽ hành động xuyên đêm.
Liên quan vụ Công ty Lộc Phúc lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng, Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ 22 đối tượng là những thành viên chủ chốt của công ty này.
Biết thông tin một người nước ngoài gửi clip nhạy cảm cho nữ nhân viên làm cùng công ty, giám đốc nhân sự đã gây áp lực để cưỡng đoạt tiền.
Lỗ hổng bảo mật của các ứng dụng công nghệ giúp Priscila Barbosa lừa đảo, kiếm về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.