Cứu những dòng sông 'hấp hối' bằng cách nào?

12:40 12/08/2024

Hiện nay đang phục hồi các dòng sông ô nhiễm một cách đơn lẻ, cục bộ, chưa có giải pháp tổng thể. Trong khi đó quản lý dòng sông phải theo lưu vực chứ không thể theo địa bàn hành chính.

Sông Đáy có nhiều đoạn gần như ngừng chảy (ảnh chụp tại địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) - Ảnh: DANH KHANG

Ngày 12-8, ông Châu Trần Vĩnh - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online về chủ đề "giải cứu" những dòng sông "hấp hối".

Phục hồi dòng sông "thành" hay "bại" chính là cơ chế để vận hành

*Phục hồi các dòng sông ô nhiễm cũng là nhiệm vụ góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước. Công việc này đang được triển khai ra sao?

- Đơn vị chúng tôi đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường đề án thí điểm phục hồi các dòng sông, bao gồm thu gom, xử lý nước thải. Đề án dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ năm 2025, nếu được thông qua và có đủ nguồn lực thì trong vòng khoảng 5-7 năm sẽ giải quyết được ô nhiễm ở nhiều dòng sông.

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh - Ảnh: D.KHANG

Đề án thí điểm phục hồi các dòng sông sẽ có hai hướng, một là thí điểm ngay vào kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm, rồi sau đó triển khai mở rộng ra sông Nhuệ, Đáy và các sông nội đô Hà Nội.

Hướng thứ hai sẽ làm chương trình tổng thể trên toàn quốc đó là rà soát, thống kê, lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt sau đó trình Thủ tướng Chính phủ.

Phương án nào cũng có ưu điểm, nhược điểm và lựa chọn phương án nào để triển khai là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương chứ không chỉ riêng gì Bộ Tài nguyên và Môi trường.

*Tại sao phục hồi các dòng sông trong những năm qua kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng?

- Hiện nay chúng ta đang phục hồi các dòng sông ô nhiễm một cách đơn lẻ, cục bộ, chưa có những giải pháp tổng thể, trong khi đó quản lý dòng sông phải theo lưu vực chứ không thể theo địa bàn hành chính.

Một số phương án phục hồi các dòng sông đã được đặt ra ví dụ như việc đầu tiên cần bắt tay vào thu gom, xử lý triệt để nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Đồng thời thu gom cả nước thải ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp phát sinh từ phân bón, thuốc trừ sâu… Sau đó sẽ đến khâu tạo nguồn dòng chảy cho dòng sông.

Để làm được công việc này cần phải đề xuất cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực. Tuy nhiên theo tôi phục hồi dòng sông "thành" hay "bại" chính là cơ chế để vận hành. Vì xây dựng một công trình thu gom, xử lý nước thải, trạm bơm tiếp nước không khó nhưng duy trì nó thì cơ chế nào cho nhà đầu tư tham gia.

Nước sông Nhuệ đen đặc ở khu vực trước trạm bơm kết hợp thuộc Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì (huyện Thanh Trì, Hà Nội) - Ảnh: D.KHANG

Dự kiến thành lập 5 Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông

*Như vậy là có rất nhiều thách thức?

- Đúng vậy. Trước đây từng thành lập Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai trong đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Dự kiến sắp tới sẽ thành lập 5 Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông gồm sông Hồng - sông Thái Bình, sông Mekong, sông Bắc Trung Bộ, sông Nam Trung Bộ, sông Đông Nam Bộ.

Mỗi một ủy ban sẽ phụ trách một số lưu vực sông chính, trong đó sông nhánh như sông Nhuệ - sông Đáy sẽ là tiểu ban nằm trong ủy ban. Dự kiến trong ủy ban có lãnh đạo Chính phủ, các bộ, địa phương để chỉ đạo đồng bộ, liên tục. Vận hành, điều phối liên ngành chứ không còn là trách nhiệm của một ngành, một đơn vị.

Nhìn rộng ra, bên cạnh đó không chỉ là câu chuyện xử lý ô nhiễm các dòng sông, theo tôi để đảm bảo an ninh nguồn nước phải có sở dữ liệu về tài nguyên nước ra được quyết định, điều hành tức thì các dòng sông lớn trên cả nước. Hiện nay đang bắt đầu từ điều tra cơ bản, sau đó đến xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.

Trước mắt sẽ có cơ sở dữ liệu để xác định xem có bao nhiêu tài nguyên nước, mỗi năm có bao nhiêu nước và cần sử dụng bao nhiêu. Số liệu sẽ được công bố hằng năm, kể từ tháng 1-2025. Từ số liệu, kịch bản công bố thì các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng kế hoạch sử dụng nước.

Ô nhiễm trên sông Nhuệ đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều khu dân cư quận, huyện ở Hà Nội - Ảnh: D.KHANG

Sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả, rất lãng phí

Ông Vĩnh nói: Tài nguyên nước sử dụng chưa hiệu quả, rất lãng phí. Nước cho nông nghiệp qua hệ thống công trình thủy lợi hiện nay vẫn chưa thu phí. Việc thu phí quyền sử dụng nước trong hoạt động nông nghiệp là cần thiết để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên tuy nhiên phải tính toán phù hợp với mức chi trả, thu nhập của người dân.

Trước đây khi chưa thu tiền cấp quyền khai thác nguồn nước thì doanh nghiệp xin giấy phép công suất rất lớn, khai thác bừa bãi. Nhưng chỉ sau khi có quy định thu tiền cấp quyền khai thác thì một loạt nhà máy nước sạch làm đơn xin điều chỉnh giảm công suất!.

Có thể bạn quan tâm
Bị đèn xe chiếu, thanh niên ném đá hàng loạt ô tô trên quốc lộ

Bị đèn xe chiếu, thanh niên ném đá hàng loạt ô tô trên quốc lộ

14:00 06/08/2023

Sau khi uống rượu và đi bộ trên đường, Thành bị đèn xe chiếu vào mặt nên tức giận ném đá vào hàng loạt xe gây hư hỏng, người đi đường lo lắng.

Lật thuyền trên sông Chảy khiến 1 người chết, 1 người mất tích

Lật thuyền trên sông Chảy khiến 1 người chết, 1 người mất tích

20:50 17/11/2023

Yên Bái - Một vụ lật thuyền bất ngờ xảy ra trên sông Chảy khiến 1 người chết và 1 người mất tích.

Thầy cô chia sẻ bí quyết ôn tập nước rút hiệu quả kỳ thi vào lớp 10

Thầy cô chia sẻ bí quyết ôn tập nước rút hiệu quả kỳ thi vào lớp 10

17:00 16/05/2023

Theo các giáo viên, trong giai đoạn nước rút, thí sinh nên hệ thống hóa kiến thức để kịp thời phát hiện và lấp đầy những lỗ hổng đồng thời có chiến lược thông minh trong luyện đề.

Xe đầu kéo tự tông vào hộ lan trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Xe đầu kéo tự tông vào hộ lan trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

17:50 27/02/2024

Vụ tai nạn xảy ra lúc 14h10 ngày 27/2 tại Km48+100 đường nhánh 01 nút giao với đường tránh Huế tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua (xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Theo báo cáo của lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào thời điểm kể trên xe đầu kéo mang BKS: 92H - 007.14 kéo theo rơ moóc BKS: 92R- 005.56 (chưa rõ người cầm lái và số người trên xe) đang chạy theo hướng Bắc - Nam đến vị trí kể trên thì tự gây tai nạn. Vụ...

3 phương án gỡ vướng cho dự án ngăn triều 10.000 tỉ

3 phương án gỡ vướng cho dự án ngăn triều 10.000 tỉ

04:50 09/10/2023

TP.HCM đề xuất với tổ công tác Chính phủ 3 phương án gỡ vướng cho dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM.

Vụ rơi máy bay ở Australia: Hành khách gồm 1 người lớn và 3 trẻ em

Vụ rơi máy bay ở Australia: Hành khách gồm 1 người lớn và 3 trẻ em

06:50 07/10/2023

Theo cảnh sát, máy bay Cirrus SR22 cất cánh từ sân bay Canberra lúc 14 giờ 30 ngày 6/10 (giờ địa phương) đến thành phố Armidale với 4 người, gồm 1 người đàn ông và 3 trẻ em.

Ông Medvedev: Nga không đàm phán cho tới khi hủy diệt Ukraine

Ông Medvedev: Nga không đàm phán cho tới khi hủy diệt Ukraine

16:20 21/08/2024

'Việc Ukraine xâm nhập vùng Kursk đồng nghĩa sẽ không có đàm phán giữa Kiev và Matxcơva cho tới khi Ukraine hoàn toàn bị hủy diệt'.

Cây gạo Pleiku đi vào tiềm thức người dân đã chết

Cây gạo Pleiku đi vào tiềm thức người dân đã chết

12:20 08/03/2024

Cây gạo Pleiku bên quốc lộ 14 ngay gần cổng chào phía Bắc thành phố đã trốc gốc và được vận chuyển đi nơi khác sáng 8-3, trong nuối tiếc của người dân phố núi.

Khóa tuyển sinh có điểm chuẩn cao nhất lịch sử Trường ĐH Y Hà Nội tốt nghiệp

Khóa tuyển sinh có điểm chuẩn cao nhất lịch sử Trường ĐH Y Hà Nội tốt nghiệp

09:50 12/08/2023

Trường Đại học (ĐH) Y Hà Nội vừa tổ chức lễ tốt nghiệp bác sĩ, cử nhân Y khoa năm 2023. Điều đặc biệt, đây là khóa tuyển sinh có điểm chuẩn cao nhất trong lịch sử 121 năm của Trường.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới