Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết mọi nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn vẫn chưa thấy dấu hiệu của chiếc tàu lặn Titan bị mất tích.
Khi chạy đua với thời gian để tìm kiếm chiếc tàu lặn Titan trên diện tích khoảng 26.000km2, các đội cứu hộ đối diện với quá nhiều thách thức.
Các chuyên gia ước tính lực lượng cứu hộ chỉ còn chưa đến 20 giờ để tìm ra con tàu lặn Titan mất tích.
“Vấn đề lớn bây giờ là thời gian”, ông Jonathan Holloway, thuyền trưởng Hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu và từng phục vụ trên tàu ngầm, nói với đài Al Jazeera.
“Chúng tôi biết rằng đến một lúc nào đó, con tàu lặn Titan sẽ cạn kiệt oxy. Chỉ cần nồng độ oxy giảm xuống, họ trở nên kém tập trung hơn, ít khả năng làm việc hơn. Do đó họ sẽ ít có khả năng đáp ứng tín hiệu lại với những người bên ngoài tàu lặn đang cố gắng giúp đỡ họ".
Địa hình khắc nghiệt
Các chuyên gia cho biết nếu tàu lặn Titan ở dưới đáy đại dương, việc giải cứu gần như là không thể.
Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu khoảng 4km dưới mặt nước. Chiếc tàu lặn mất liên lạc hơn nửa đường khi lặn.
“Dưới đó tối đen như mực. Trời lạnh cóng. Đáy biển là bùn và nó nhấp nhô. Bạn không thể nhìn thấy bàn tay của mình trước mặt” - ông Tim Maltin, một chuyên gia về vụ đắm tàu Titanic, cho biết.
Mike Reiss, một hành khách trước đây của Titan, chia sẻ: “Họ có thể bị mắc kẹt dưới đáy đại dương. Có lẽ đã có một lỗ thủng và nước tràn vào. Tôi không lạc quan lắm về sự trở lại của họ”.
Kéo tàu lên?
Các chuyên gia cũng cho rằng một cuộc giải cứu từ dưới đáy biển khó có thể xảy ra.
Chỉ có một số ít tàu lặn hiện nay có thể chạm tới độ sâu của xác tàu Titanic. Ngay cả khi họ có thể tiếp cận nó, các tàu lặn khác cũng không có khả năng kéo con tàu lặn Titan mất tích lên mặt nước.
Jamie Pringle, nhà địa chất học pháp y tại Đại học Keele ở Anh, cho biết: “Chúng ta biết nhiều về bề mặt Mặt trăng hơn là đáy đại dương vì chúng ta chưa khảo sát nó".
Tìm tàu trên bề mặt đại dương
Các chuyên gia cho biết nếu con tàu đang nhấp nhô trên bề mặt đại dương, việc tìm thấy nó sẽ là một tình huống mò kim đáy bể.
Con tàu lặn Titan có kích thước bằng một chiếc xe tải (dài 6,7m và rộng 2,8m), thậm chí còn khó bị phát hiện hơn nếu nó bị ngập một phần. Nó ở xa ngoài đại dương nên việc di chuyển tàu và thiết bị đến khu vực rộng lớn đang được tìm kiếm cần có thời gian.
Khoảng 26.000km2 đã được đội cứu hộ tìm kiếm, theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
Tàu phá băng Polar Prince của Canada đang hỗ trợ tìm kiếm tàu lặn Titan. Họ đang tiến hành tìm kiếm trên bề mặt đại dương với sự trợ giúp của máy bay trinh sát Boeing P-8 Poseidon của Canada. Quân đội Canada cũng đã thả phao sonar để lắng nghe bất kỳ âm thanh nào có thể từ Titan.
Ông Jamie Frederick, thuộc Đồn cảnh sát biển số 1 ở Boston, cho biết một robot dưới nước cũng đã bắt đầu tìm kiếm ở khu vực lân cận tàu Titanic và đã có một nỗ lực để đưa thiết bị trục vớt đến hiện trường trong trường hợp tìm thấy chiếc tàu lặn.
Hai máy bay Lockheed C-130 Hercules của Mỹ đang thực hiện các chuyến bay trên không và ba chiếc C-17 của Bộ tư lệnh Cơ động hàng không Mỹ cũng đã được sử dụng để di chuyển thiết bị hỗ trợ và tàu lặn của một công ty thương mại khác từ Buffalo (New York) đến St. John's để hỗ trợ tìm kiếm.
Theo quân đội Canada, một tàu hải quân Hoàng gia Canada cung cấp một đội y tế chuyên về y học lặn và một buồng giảm siêu áp di động cho 6 người cũng đang trên đường đến vào ngày 21-6.
“Vấn đề cực kỳ quan trọng là tìm ra chiếc tàu lặn. Nếu nó ở trên bề mặt, họ có cơ hội chiến đấu. Nếu nó nằm ở độ sâu của xác tàu đắm, thì tôi nghĩ thời gian không còn nhiều nữa”, ông Holloway nói.
Philippines tố hai chiến đấu cơ Trung Quốc bay quanh máy bay của họ trong lúc Philippines tuần tra cùng Úc ở Biển Đông.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất...
Các nước phương Tây 'đua nhau' triệu đại sứ Nga về vụ ông Navalny tử vong, Hungary 'nôn nao' trước ngày 'quyết định' để đặt chân vào NATO, căng thẳng ở biên giới Ba Lan-Ukraine liên quan nông sản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tripoli chỉ trích vụ tấn công vào Đại sứ quán Libya tại Sudan, Liên minh châu Phi (AU) khẳng định cam kết là những diễn biến mới nhất về tình hình tại Sudan.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức ngày 12/6 tuyên bố tăng cường viện trợ quân sự cho trước thông tin về việc xe tăng Leopard 2 bị phá hủy tại Ukraine. Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng cho biết, chính quyền Mỹ sớm công bố gói viện trợ quân sự nữa cho Ukraine.
Giới chức Trung Đông cho biết Iran đã yêu cầu Hezbollah và các nhóm dân quân thân Tehran giảm tập kích căn cứ Mỹ do lo ngại xung đột lan rộng.
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng làm việc tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, gặp Thị trưởng thành phố Annapolis và thăm Câu lạc bộ quốc tế Annapolis.
Ngày 19/8, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm và làm việc tại sở chỉ huy chiến dịch ở thành phố Rostov-on-Don thuộc miền Nam nước Nga.
Sáng ngày 2/11, tại Nhà làm việc mới của Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đoàn Hội Nghị sỹ hữu nghị Iran-Việt Nam do Tiến sỹ Jalil Rahimi Jahan Abadi, Nghị sỹ, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Iran-Việt Nam làm Trưởng đoàn nhân dịp thăm và làm việc tại Việt Nam.