Cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng hầu toà vì nhận hối lộ.
Chiều 19/7, phiên xét xử bị cáo Trần Hùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường) về tội "Nhận hối lộ" bước vào phần thẩm vấn.
Trước bục khai báo, bị cáo Hùng một mực khẳng định ông bị một số người vu khống, giữa ông và những người liên quan trong vụ án mà bản cáo trạng nêu không hề mâu thuẫn gì với nhau. Những người này đang mắc tội, vì muốn thoát tội nên mới vu khống, bịa đặt cho bị cáo để triệt hạ.
Theo lời khai của cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội tại toà, Tổ 304 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường mà ông từng làm tổ trưởng là đơn vị tiếp nhận, xác minh thông tin liên quan đến hàng giả, tổ thành lập mang tính kiêm nghiệm chưa có chuyên trách cụ thể.
Sáng 8/7/2020, ông Hùng trực tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang - Trợ lý Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đề nghị kiểm tra đột xuất một kho hàng nghi mua bán sách giáo khoa giả.
Bị cáo nói, sau đó ông đã báo cáo Tổng Cục trưởng. Sau khi trực tiếp cùng ông Quang đi kiểm tra, ông Hùng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội cùng Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý, kết quả phát hiện hơn 27.000 quyển sách giáo khoa giả tại Công ty Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm giám đốc.
Bị cáo Hùng khai, ngay buổi chiều hôm kiểm tra, Thuận đã tiếp cận ông để xin xỏ nhưng ngay lập tức bị từ chối.
Đến sáng 13/7/2020, Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) liên hệ với ông Hùng để xin chỉ đạo xử lý nhẹ. Khi đó, ông này nói với Hải là Thuận đã gọi nhưng không được. "Tôi còn bảo Hải, cứ dặn Thuận có gì thì khai đấy, đúng theo quy định pháp luật mà làm, bởi thế Hải mới là người chạy án, bao che cho Thuận", bị cáo nói.
Khi chủ tọa hỏi, nếu Hùng không đồng ý giảm nhẹ hình phạt cho Cao Thị Minh Thuận, tại sao ngày 15/7/2020 Nguyễn Duy Hải lại mang tiền đến, bị cáo khai, hôm ấy Hải tự đến chứ ông không mời. Thời điểm Hải đến trong phòng làm việc của Hùng còn có hai người khác. Hải nói là Thuận biếu tổ công tác mấy trăm triệu đồng; Hùng mắng Hải về việc đưa hối lộ, dọa báo công an rồi đuổi ra khỏi phòng.
Cuối phần trình bày, bị cáo Trần Hùng khẳng định: "Suốt 10 năm công tác, không một ai buôn bán hàng giả có thể mua chuộc được tôi".
Cũng tại phiên xét xử chiều 19/7, Trần Hùng nói rằng kết luận điều tra và cáo trạng là chưa đúng.
Được gọi lên chất vấn, Nguyễn Duy Hải phản bác mọi lời khai của Trần Hùng.
Hải khai, sáng 14/7/2020, ông ta gặp Trần Hùng cùng hai người khác ở quán cafe trên đường Nguyễn Xí (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại đây, Hải đặt vấn đề về việc Thuận xin bỏ qua vụ phát hiện sách giáo khoa giả và sẽ gửi 400 triệu đồng cảm ơn.
"Lúc đó anh Hùng còn cười rất to, sảng khoái và vỗ mạnh vào đùi nói là: 'Chúng mày đã thấy bọn nhà sách giàu chưa?'. Anh Hùng đồng ý và hẹn thì bị cáo mới cầm tiền lên tận phòng chứ không phải tự ý lên", Hải khai.
Theo cáo trạng, năm 2021, Cao Thị Minh Thuận - Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, cùng đồng phạm sản xuất hơn 9,4 triệu quyển sách giả các loại liên quan Nhà xuất bản Giáo dục, trị giá in trên bìa hơn 260 tỷ đồng. Nhóm này đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển; còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ.
Điều tra mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định, năm 2020, Thuận bị Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp Tổ 304 nơi Trần Hùng làm Tổ trưởng kiểm tra, thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả. Tuy nhiên, vụ việc không được Hùng báo cáo với Tổng cục trưởng mà trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý.
Cao Thị Minh Thuận đã nhắn tin, điện thoại cho Trần Hùng nhờ giúp đỡ, xin xử lý nhẹ vụ việc. Cáo trạng nêu rõ, Trần Hùng "đồng ý tha" với yêu cầu Thuận chỉ ra một số cơ sở in lậu. Sau đó, Thuận tiếp tục liên hệ với Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) đặt vấn đề chi tiền cho Trần Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc.
Cũng theo cáo trạng, Trần Hùng đã hướng dẫn Hải nói với Thuận thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, từ "sách mua bị thu giữ" sang "sách do người khác mang đến ký gửi" để được giảm nhẹ.
Ngày 15/7/2020, Hải cầm 300 triệu đồng đựng trong túi ni lông màu đen đến phòng làm việc của Trần Hùng. Tại đây, Hải gọi điện để ông Hùng nói chuyện với Thuận, nghe cụ thể hướng dẫn về cách khai báo. Theo Viện kiểm sát, sau đó, Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điện kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.
Quá trình điều tra, bị cáo Trần Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cho rằng, căn cứ lời khai của những người khác, các dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại…, có đủ cơ sở xác định Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng để xử lý nhẹ vụ buôn sách lậu.
Tỉnh Quảng Bình đang gặp khó Dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu trong quá giải phóng mặt bằng.
Vụ bắt giữ con tin tại một hộp đêm ở miền đông Hà Lan đã kết thúc sau vài giờ vào ngày 30-3, trong đó một nghi phạm bị bắt giữ.
University of Hong Kong (HKU) - đại học số một xứ Cảng thơm - trao 16 suất học bổng toàn phần cho người Việt năm nay, cam kết hỗ trợ tài năng trẻ.
Ngày 16/9, Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 68 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ).
Câu chuyện về hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của tài xế xe buýt, người đi đường... và đặc biệt của người phụ nữ đi xe máy trên cầu Vĩnh Tuy sáng 3/4 khiến cộng đồng mạng cảm động.
Dữ liệu của cơ quan kiểm soát lũ lụt thành phố Bắc Kinh cho thấy tính đến 20h ngày 31/7, trên toàn thành phố, hơn 52.384 người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã sơ tán đến nơi an toàn.
Lúc 23h30 đêm 20/3, lực lượng chức năng mới tiếp cận và vào bên trong ki-ốt bên đường D12 (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) giải cứu thành công nữ nạn nhân.
Quảng Nam tổ chức thi ba môn, kết hợp học bạ THCS để tuyển sinh lớp 10, sau 10 năm chỉ xét tuyển.
Siêu tàu container Mearsk Ensenada đã được bảy tàu lai kéo đẩy ra phao số 0 sau khi bị hỏng máy chính ở luồng Vũng Tàu - Thị Vải. Nếu tàu bị mắc cạn sẽ gây tắc nghẽn luồng hàng hải, thiệt hại kinh tế rất lớn.