Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị đề nghị 12-13 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng bị đề nghị 5-6 năm; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát bị đề nghị 30-36 tháng vì tội Đưa hối lộ.
5 người khác bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải (cùng là cựu Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục); Phạm Gia Thạch (thành viên HĐTV NXB Giáo dục) bị đề nghị 30-36 tháng án treo.
Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Trưởng ban Kế hoạch Marketing NXB Giáo dục 20-24 tháng và Phó ban Đinh Quốc Khánh 23 tháng 4 ngày, bằng thời gian tạm giam.
Phân hóa vai trò của các bị cáo và các tình tiết khác, Viện kiểm sát nhận thấy ông Thái giữ vai trò chính, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, do đó cần mức hình phạt cao nhất. Tuy nhiên, ông Thái được đánh giá tích cực hợp tác điều tra, thành khẩn, ăn năn, tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ và 50 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ án.
Quá trình công tác, bị cáo có nhiều sáng kiến đóng góp thành tích xuất sắc được các cấp ghi nhận, khen thưởng. Ông Thái cũng phối hợp cơ quan điều tra làm rõ một số vụ án liên quan việc sản xuất sách giáo khoa giả liên quan cựu Cục phó Quản lý thị trường Trần Hùng.
Đồng thời, NXB Giáo dục Việt Nam có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo.
Các cấp dưới của ông Thái có sai phạm cố ý nhưng do tiếp nhận chủ trương của ông Thái, tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, toàn bộ hậu quả đã được 2 doanh nghiệp và các bị cáo khắc phục. Do đó, Viện kiểm sát cũng đề nghị HĐXX dỡ bỏ các lệnh kê biên với các tài sản liên quan vụ án.
Theo cáo trạng, năm 2017, Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch NXB Giáo dục. Theo đề nghị của Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát, ông Thái đã chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu giấy in sai quy định.
Cụ thể, ông Thái và nhóm bị cáo lựa chọn mua sắm giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định của Luật Đấu thầu để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực; tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng và hợp thức hoá thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát được cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục. Hành vi này gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện các gói thầu được giao với tổng giá trị hơn 452 tỷ đồng, ông Thái nhận hối lộ của hai nhà thầu Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát tổng số tiền 24,9 tỷ đồng.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.