Cuộc chiến thương mại mới

23:00 14/07/2024

Bắc Kinh không mong muốn có thêm một cuộc chiến thuế quan với các đối tác quan trọng… nhưng cũng không sợ nó.

Cuộc chiến thương mại mới
“Ăn miếng trả miếng” sẽ khiến Trung Quốc và EU rơi vào một cuộc chiến thương mại mới. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ.

“Ăn miếng trả miếng”

Từ đó đến nay, các biện pháp trả đũa nhau khiến leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.

Mới đây nhất (ngày 14/5), chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục công bố các mức thuế mới đối với việc nhập khẩu xe điện, chất bán dẫn, tấm pin mặt trời, thép, nhôm và sản phẩm y tế từ Trung Quốc, trong đó thuế xe điện tăng gấp bốn lần, lên mức hơn 100%.

Dường như có những điểm tương tự đang diễn ra, sau khi Liên minh châu Âu (EU) chính thức tung đòn thuế quan, Bắc Kinh đã “lên tiếng”.

Theo đó, Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức phiên điều trần chống bán phá giá đối với mặt hàng rượu mạnh nhập khẩu từ EU vào ngày 18/7, theo một thông báo mới. Đây là động thái đáp trả chính thức đầu tiên của Bắc Kinh về phía EU.

Động thái nói trên đưa ra sau khi EU ngày 4/7 áp thuế bổ sung tạm thời 38% đối với xe ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu, vì lý do “trợ cấp nhà nước không công bằng”, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng, động thái này sẽ khơi mào cho cuộc chiến thương mại.

Từ ngày 5/7, mức thuế áp tạm thời có hiệu lực, các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc hợp tác với EU sẽ chịu thuế 20,7%, trong khi các nhà sản xuất không hợp tác sẽ chịu thuế 37,6%.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, thị phần xe điện do Trung Quốc sản xuất tại EU tăng từ khoảng 3% lên hơn 20% trong ba năm qua. Giới chuyên gia dự báo thuế tạm thời cao hơn sẽ làm giảm 42% nhập khẩu xe điện của Trung Quốc và giá xe điện có thể tăng trung bình 0,3-0,9% tại EU.

Chính phủ Trung Quốc nhiều lần kêu gọi EU hủy bỏ thuế quan, thể hiện thiện chí đàm phán. Phía Bắc Kinh thẳng thắn cho biết, không muốn rơi vào cuộc chiến thuế quan khác, khi vẫn đang trong căng thẳng thương mại với Mỹ, nhưng sẽ thực hiện tất cả biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp của mình.

Trong khi đó, giới quan sát bình luận, mức thuế mang tính trừng phạt của EU không đủ để ngăn chặn làn sóng xuất khẩu đang gia tăng của Trung Quốc, vì các ông lớn nước này đang đầu tư ồ ạt, thậm chí “đặt cược” vào châu Âu trong chuỗi giá trị ô tô điện.

Đây được coi như “làn sóng” châu Á thứ ba, sau làn sóng Nhật Bản (1980) và Hàn Quốc (1990) vào thị trường ô tô châu Âu. Tuy nhiên, làn sóng Trung Quốc được đánh giá mạnh mẽ và đáng lo ngại hơn nhiều, khi nó vừa dựa trên sức mạnh công nghiệp chưa từng có của nền kinh tế số hai thế giới, vừa là một lĩnh vực công nghệ mới – ô tô điện, trong đó châu Âu bị coi là đang tụt hậu.

Nhìn chung, như không ít nhận định, cuộc tấn công của Trung Quốc vào thị trường châu Âu trong lĩnh vực ô tô điện mang tính cơ cấu, nhanh chóng và quy mô lớn. Các quyết định do EC đưa ra có thể làm chậm tiến trình này, nhưng rất khó ngăn chặn.

Trong khi đó, đối mặt với mối đe dọa này, EU như thường lệ vẫn bị chia rẽ bởi các lợi ích khác nhau. Tranh luận gay gắt đã xảy ra giữa các thành viên EU. Chính phủ Đức và ngành công nghiệp ô tô nước này - đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc chính thức không ủng hộ quyết định đánh thuế của EU. Thụy Điển cũng lên tiếng phản đối các mức thuế bổ sung nói trên. Trái lại, các nhà sản xuất ô tô Pháp hoan nghênh với lý do tạo được “cuộc chơi công bằng”... Đây cũng là lý do chính khiến EU không thể tấn công Bắc Kinh mạnh tay như cách Mỹ vừa làm.

Cuộc chiến thương mại mới
Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công của Trung Quốc vào thị trường châu Âu trong lĩnh vực ô tô điện mang tính cơ cấu, nhanh chóng và quy mô lớn. (Nguồn: Reuters)

“Quả bóng đang ở chân EU”

Trong một động thái nhằm đáp trả quyết định của châu Âu, Trung Quốc tuyên bố EU đang làm suy yếu sự cạnh tranh công bằng, quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh cũng như hợp tác Trung Quốc - EU nói chung.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thúc giục chính phủ tăng thuế đối với ô tô chạy bằng xăng nhập khẩu từ châu Âu. Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra về nhập khẩu thịt lợn, sữa từ châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc một phần tư tổng lượng xuất khẩu nông sản của EU sang Trung Quốc sẽ có thể bị ảnh hưởng. Chính quyền Trung Quốc cũng điều tra mặt hàng rượu Cognac giá rẻ của Pháp tại nước này - được xem là động thái đáp trả điều tra về ô tô điện. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã hoàn tất các thủ tục chính thức và sớm công bố kết quả.

Trên tờ Izvestia, Rosalia Varfalovskaya, nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, không loại trừ khả năng, Trung Quốc có thể nhắm tới lĩnh vực hàng không của EU trong thời gian tới. Nguồn cung các thiết bị, linh kiện hàng không của châu Âu cho Trung Quốc ước tính trị giá khoảng 7 tỷ Euro.

Nhà nghiên cứu này cho biết thêm, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới Nga - Trung Quốc là nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp, máy bay và công nghiệp ô tô và đây có thể là “chỗ dựa” giúp Trung Quốc thoát khỏi các lệnh trừng phạt của châu Âu và các lệnh trừng phạt khác.

Tuy nhiên, giới phân tích chính trị nhận định rằng, phản ứng của Bắc Kinh cho đến nay vẫn tương đối kiềm chế, thận trọng, vì để đáp lại quyết định của EU về tăng thuế đối với ô tô điện, chính quyền Trung Quốc chỉ khởi xướng một cuộc điều tra mới, chứ không hạn chế xuất khẩu. Cách tiếp cận này của Trung Quốc thể hiện chiến thuật ngoại giao nhằm khuyến khích EU xem xét lại hành động của mình.

Tuy vậy, nếu Brussels từ chối đàm phán, theo các nhà phân tích, Bắc Kinh có thể nhanh chóng hoàn tất cuộc điều tra và phản ứng bằng các biện pháp đối phó thích hợp hoặc thậm chí là cứng rắn hơn. Mặc dù luôn tuyên bố ưu tiên duy trì sự hợp tác cùng có lợi, song người ta cho rằng, Bắc Kinh sẽ không bỏ qua những chính sách không thân thiện và gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Nước này tuyên bố không mong muốn một cuộc chiến thuế quan nhưng cũng không sợ nó.

Như Giáo sư Yang Cheng tại Đại học Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, chia sẻ quan điểm với truyền thông: “Quả bóng hiện đang ở chân EU”!

Có thể bạn quan tâm
Cấm người thân của đấu giá viên tham gia đấu giá, đại biểu lo hạn chế quyền tài sản

Cấm người thân của đấu giá viên tham gia đấu giá, đại biểu lo hạn chế quyền tài sản

04:00 22/05/2024

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định về những người không được tham gia đấu giá là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con của đấu giá viên, người định giá tài sản do không phù hợp quy định và thực tiễn.

TP HCM: Xem xét dừng phương án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP HCM: Xem xét dừng phương án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng

16:10 01/04/2024

Trước đó, ngày 25/3, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Vãn Mãi chủ trì cuộc họp Tổ công tác giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng. Sau khi nghe báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tổ trưởng Tổ công tác), Sở Văn hóa và Thể thao; ý kiến của thành viên Tổ Công tác; Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Kế hoạch và ...

Hưng Yên có thêm khu công nghiệp gần 3.100 tỷ đồng

Hưng Yên có thêm khu công nghiệp gần 3.100 tỷ đồng

08:10 14/06/2024

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thổ Hoàng tại huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng.

Thoát mực nước chết, nhiều nhà máy thủy điện ở phía Bắc vẫn dừng phát điện

Thoát mực nước chết, nhiều nhà máy thủy điện ở phía Bắc vẫn dừng phát điện

19:30 18/06/2023

Theo báo cáo của Bộ Công Thương ngày 18/6, lưu lượng nước về hồ thuỷ điện tương đương hôm qua, gồm hồ Lai Châu: 255 m3/s; hồ Sơn La: 507 m3/s; hồ Hòa Bình: 406 m3/s; hồ Thác Bà: 76 m3/s; hồ Tuyên Quang: 253 m3/s; hồ Bản Chát: 280 m3/s. Mực nước các hồ đã vượt mực nước chết, tăng nhẹ so với hôm qua, nhưng các hồ thuỷ điện Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát… vẫn dừng phát điện để tích nước. Trả lời VTC News, ông Trần Việt Hoà, Cục...

Cận cảnh dự án khiến CEO Quốc Cường Gia Lai rơi vào lao lí

Cận cảnh dự án khiến CEO Quốc Cường Gia Lai rơi vào lao lí

09:50 22/07/2024

TPHCM - Dự án 39-39B Bến Vân Đồn nằm ngay mặt tiền đường lớn ở Quận 4, đối diện trung tâm Quận 1, được Công ty CP Quốc Cường Gia...

Chưa có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Bến Cát

Chưa có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Bến Cát

06:50 11/03/2024

Những ngày qua, tại Bình Dương lan truyền thông tin Thị ủy Bến Cát tỉnh Bình Dương có cuộc họp bàn tổ chức công bố nghị quyết thành lập thành...

Cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Ngãi vướng mắc về mỏ đất

Cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Ngãi vướng mắc về mỏ đất

19:20 17/08/2023

Do còn vướng thủ tục nên nhiều mỏ đất được quy hoạch phục vụ Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Quảng Ngãi vẫn chưa được cấp phép khai thác.

Nông dân tất bật thu hoạch vụ lúa hè thu sớm để tranh thủ giá, tránh rủi ro

Nông dân tất bật thu hoạch vụ lúa hè thu sớm để tranh thủ giá, tránh rủi ro

02:00 10/06/2024

Tranh thủ lúa còn được giá, nhiều cánh đồng gieo sạ vụ hè thu sớm đang được nông dân tất bật thu hoạch để tránh thất thoát khi mùa mưa...

Xuất khẩu thủy sản thu về 2,7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Xuất khẩu thủy sản thu về 2,7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

05:30 15/05/2024

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản thu về 2,7 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó chỉ riêng tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 770 triệu USD.

Co loi xay ra
Co loi xay ra