6h sáng, nhiều người dân có mặt làm thủ tục đăng ký vào viếng. Theo chương trình tang lễ, 17h Nhà tang lễ Quốc gia mở cửa cho người dân vào viếng.
Ông Đỗ Mộng Hùng (93 tuổi, phố Lò Đúc) chống gậy đi từ nhà tới số 5 Lê Thánh Tông. Khi được cán bộ công an giải thích cuối giờ chiều mới được vào viếng Tổng Bí thư, ông Hùng đành trở về nhà chờ đến chiều vào viếng Tổng Bí thư.
Nhắc đến Tổng Bí thư, cụ ông bật khóc: "Tôi dậy từ 4h sáng chuẩn bị đến đây. Tôi mong muốn được thắp nén hương lòng cho 'người bạn Nguyễn Phú Trọng'".
Cũng giống như ông Hùng, ông Đỗ Quang Đăng (84 tuổi, ở phố Lò Đúc) đi bộ từ nhà đến Nhà tang Lễ quốc gia với mong muốn được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời trẻ, ông Đăng là Bí thư đoàn ở đơn vị công tác, từng được gặp gỡ Tổng Bí thư thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng công tác tại Thành ủy Hà Nội. Qua mỗi lần tiếp xúc, ông Đăng cảm nhận, ông Nguyễn Phú Trọng là người tuyệt vời, hết lòng vì công việc.
Từ những ấn tượng tốt đẹp ấy, ông Đăng luôn dõi theo sự nghiệp và những bước tiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đứng trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia, ông Đăng nói như sắp khóc: “Tổng Bí thư mất đi là mất mát to lớn. Tôi mong rằng sẽ có nhiều cán bộ, đảng viên học tập và phát huy tinh thần của Tổng Bí thư để đất nước phát triển, Nhân dân ấm no, hạnh phúc”.
Vượt hơn 30km, bà Đinh Thị Huệ (66 tuổi, ở xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội) có mặt ở phố Lò Đúc từ sáng sớm. Bà Huệ kể, cả đêm qua bà không ngon giấc, cứ thao thức mong đến sáng để đi viếng Tổng Bí thư.
"Tôi đi từ 5h sáng, lúc đầu tính đi 2 tuyến xe buýt, nhưng khi đi ra Quốc lộ 1A cũ, gặp một người đi khám bệnh, người ta cho tôi đi nhờ đến đây để viếng bác", bà Huệ kể.
Người phụ nữ 66 tuổi làm nông, chưa từng gặp gỡ Tổng Bí thư nhưng luôn quý trọng đức tính liêm khiết, giản dị của ông. Mỗi khi xem lại những hình ảnh của Tổng Bí thư, bà Huệ lại chực trào nước mắt.
"Nghe tin bác mất cảm giác như mất người thân trong gia đình, thương bác lắm. Hôm nay tôi chỉ mong được vào viếng để tỏ lòng biết ơn Tổng Bí thư luôn hết lòng vì dân, vì nước. Tôi sẽ chờ đến tối để được vào viếng ông", bà Huệ chia sẻ.
Hoà trong dòng người đến viếng Tổng Bí thư, một người đàn ông tóc bạc trắng đứng lặng lẽ bên đường. Năm 1965, thầy Sơn từng là giảng viên được giao nhiệm vụ đi cùng lớp Văn khóa 8, khóa học có sinh viên Nguyễn Phú Trọng, lên sơ tán ở huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
Hôm nay, đến tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đoạn đường cuối, ông bồi hồi nhớ lại nhiều kỷ niệm đẹp với lớp Văn khóa 8 và người bạn, người học trò cũ.
"Tôi thường xuyên hỏi các bạn trong lớp tình hình sức khỏe anh Trọng thế nào. Mấy đêm nay tôi không ngủ được, đêm qua tôi thức trắng đêm. Khi nghe tin anh Trọng mất, tôi lặng đi hồi lâu rồi gọi cho các bạn cùng lớp nói thế là chúng ta đã vĩnh biệt người bạn thân yêu nhất", thầy Sơn buồn bã nói.
Người dân đến làng Lại Đà từ mờ sáng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần lúc 13h38 ngày 19/7 do tuổi cao, bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi.
Lễ viếng Tổng Bí thư tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26/7.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.
Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Nêu rõ sang chấn tinh thần của một bộ phận nhân dân rất nặng nề do bão, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều chính sách đang được thực hiện để hỗ trợ người dân.
Tại Kỳ họp thứ 14 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh sáng 14/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã trình HĐND Thành phố xem xét việc thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Tối 23/4, trả lời PV VTC News, đại diện Công an quận Thanh Xuân cho biết, cơ quan chức năng vẫn đang xác minh danh tính người đàn ông đi bộ trên đường Vành đai 3 trên cao bị xe tải tông tử vong. Tại cơ quan công an, ông N.V.N. (SN 1980, trú huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khai nhận, 3h10 cùng ngày, ông N. lái xe tải BKS 29H-803.33 theo hướng Linh Đàm đi Mỹ Đình. Khi xe tải đi tới đoạn ngang đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân), một nam giới đi bộ,...
Một xà lan chở hàng có tải trọng khoảng 1.500 tấn và chạm khiến cầu Tam Bạc (hay cầu Quay), biểu tượng một thời của TP Hải Phòng khiến cầu này hư hỏng, dừng hoạt động vận tải khách và hàng hóa tuyến đường sắt qua cầu.
Mẹ của cháu bé tự kỷ bị bảo mẫu trung tâm Cầu Vồng (TP Đà Nẵng) bạo hành không đồng tình với kết luận điều tra của công an quận Sơn Trà.
HUẾ - Công an TP. Huế vừa truy xét bắt nhóm đối tượng cướp tài sản của shipper bằng thủ đoạn gọi điện yêu cầu ship thuốc lá điện tử.
Từ vụ phát hiện chân người ở hồ Tuyền Lâm, lực lượng chức năng TP.Đà Lạt đã tìm thấy phần thi thể còn lại. Tuy nhiên, vì không tìm thấy giấy tờ tùy thân nên công an phải rà soát các nhà trọ để xác định danh tính nạn nhân.
Bình Thuận - Đối tượng bị truy nã đang làm công việc đưa đón trẻ thuê, dọn dẹp vệ sinh bán thời gian tại TPHCM bị bắt sau 8 năm...
Quay đầu xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền? A 1.000.000 - 2.000.000 đồng B 2.000.000 - 4.000.000 đồng C 6.000.000 - 8.000.000 đồng D 10.000.000 - 12.000.000 đồng Theo điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô quay đầu xe trên đường cao tốc. Ngoài ra, người điều...