Cụ ông 78 tuổi tốt nghiệp bằng giỏi trường Luật muốn học lên bậc cao hơn

06:40 18/07/2023
Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Luật Hà Nội vào tháng 6, ông Ngô Tôn Đức (sinh năm 1945, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lên bậc cao hơn.

Một là học cao học tại khoa Pháp luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội. Hai là học nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Tôi đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu may mắn trúng tuyển cả hai sẽ học song song”, ông chia sẻ. 40 năm trước, ông từng tốt nghiệp Kỹ sư chế tạo máy, Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi về hưu, ông muốn được tiếp tục đi học.

Cụ ông Ngô Tôn Đức hạnh phúc với thành quả đạt được. (Ảnh: NVCC)

“Nếu không đi học tôi sẽ buồn lắm”

Cuối năm 2018, ông Ngô Tôn Đức làm hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học Luật Hà Nội. Ông giấu kín chuyện này, mãi cho đến khi có giấy trúng tuyển mới thông báo với gia đình.

“Vợ và các con tôi người đồng ý, người không tán thành. Ai cũng ái ngại vì khi đó tôi đã bước sang tuổi 74, họ sợ không đủ sức khỏe. Nhưng tôi muốn đi học và cứ thế quyết tâm theo đuổi đến cùng”, ông Đức nói.

Ngày đầu nhập học, “sinh viên U80” gặp tình huống “dở khóc dở cười”. Chuyên viên phòng đào tạo nhầm tưởng ông đến đăng ký học cho cháu, rồi không ít lần bạn học hiểu lầm ông là giảng viên. Dù đi học ở tuổi xế, nhưng ông luôn nghiêm túc với mục tiêu đã đặt ra.

Minh chứng là trước khi bắt đầu mỗi năm học, ông đều tìm hiểu và chuẩn bị trước giáo trình của cả học kỳ đó để chủ động nghiên cứu. “Tôi luôn đọc giáo trình trước khi lên lớp. Nhiều người hỏi tôi đi học có mệt không, tôi chỉ cười thôi. Có lẽ vì thích học quá nên tôi quên hết mệt nhọc, thấy người trẻ và khỏe ra. Nếu không đi học tôi sẽ buồn lắm”, ông tâm sự.

Những ngày có lịch học, ông Đức tự di chuyển bằng xe máy, vượt quãng đường hơn 6km để “kiếm con chữ”. Ông bắt đầu xuất phát từ 5 giờ chiều và có mặt ở nhà khoảng 9 rưỡi tối. Sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân, ông nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi ngồi vào bàn để làm bài tập hoặc xem lại bài học ngày hôm đó. “Học đến khoảng 1 - 2 giờ sáng là chuyện bình thường. Tôi không thể yên tâm đi ngủ nếu kiến thức chưa vững”, ông kể thêm.

Đi học ở tuổi U80, ông cũng gặp khó khăn trong lĩnh vực công nghệ, xử lý văn bản bằng máy tính. “Mỗi lần làm tiểu luận, tôi sẽ viết ra giấy vài lần rồi nhờ con cháu đánh máy giúp. Trong quá trình này, tôi cũng ngồi bên cạnh để kiểm tra và học hỏi. Tôi nghĩ đây cũng là cách học hay, tôi có cơ hội học về kỹ thuật máy tính, con cháu lại biết thêm kiến thức Luật”, ông bộc bạch.

Học cả phần những người con đã khuất

Trong suốt quãng thời gian học đại học, ông Đức nhớ mãi câu hỏi của một giảng viên: “Bác ơi, bác nhiều tuổi thế này còn đi học làm gì?”

Giây phút ấy, lòng ông dâng lên nỗi chua xót. Với ông, cách hỏi đó “thật thà đến mức trần trụi”. Sau đó, ông đứng lên chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Ông Đức chụp ảnh cùng con, cháu trong ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học. (Ảnh: NVCC)

Ba người con của tôi mất khi còn trẻ, chúng chưa có cơ hội cắp sách đến trường. Bây giờ, tôi không học cho riêng tôi mà học cho các con, các cháu", ông nói và chia sẻ đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại giai đoạn “đau đớn nhất cuộc đời” ấy tim ông như thắt lại.

Ông kể, năm 1974, sau trận sốt cao, người con trai đầu lòng khi ấy vừa lên 4 tuổi bỗng tím tái, lịm dần rồi rời xa vòng tay ông mãi mãi. Năm 1979, con gái 2 tuổi đột ngột mất do lồng tắc ruột. Thời điểm ấy, ông đang làm đề tài tốt nghiệp Đại học Bách khoa. Nỗi đau chưa nguôi ngoai thì 3 tháng 4 ngày sau ông lại tiếp tục mất người con gái mới lên 7 tuổi sau trận sốt li bì. Trong 4 năm, vợ chồng ông mất 3 đứa con.

Quãng thời gian ấy với gia đình ông gói gọn trong 5 chữ “không khác gì địa ngục”. Có những ngày ông đi lang thang, lòng trống rỗng vì quá đau đớn. Nhưng sau đó, ông vực dậy tinh thần bằng suy nghĩ “phải sống, phải học thay cho phần của những người con kém may mắn”.

Tấm bằng giỏi ngành Luật là “quả ngọt” xứng đáng ông Đức nhận được sau hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Câu chuyện của cụ ông 78 tuổi tốt nghiệp loại Giỏi ngành Luật, trường Đại học Luật Hà Nội truyền cảm hứng và động lực cho nhiều người trên con đường chinh phục tri thức.

Có thể bạn quan tâm
Nhóm người nước ngoài đi xe đạp bốc đầu, đánh võng trên đường phố Hà Nội

Nhóm người nước ngoài đi xe đạp bốc đầu, đánh võng trên đường phố Hà Nội

11:40 09/12/2023

Một nhóm người nước ngoài điều khiển xe đạp qua nhiều tuyến phố Hà Nội, với hành động bốc đầu, đánh võng... phản cảm và nguy hiểm.

Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội

Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội

17:10 22/08/2023

Bạn đọc Thuỳ Trang (Khánh Hoà) hỏi: Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội hiện nay được quy định thế nào?

Sáng nay xét xử bị cáo Đặng Thị Hàn Ni

Sáng nay xét xử bị cáo Đặng Thị Hàn Ni

08:20 01/03/2024

Sáng 1.3, TAND TPHCM có quyết định đưa ra xét xử 2 bị cáo Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ về tội lợi dụng các quyền tự do...

Tìm giải pháp môi trường qua 'Tiếng nói xanh'

Tìm giải pháp môi trường qua 'Tiếng nói xanh'

13:30 25/03/2024

Vòng chung kết cuộc thi “Tiếng nói Xanh” dành cho học sinh THPT vừa diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia của 4 đội xuất sắc nhất ở hai bảng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bảng 2 đội.

Ba mẹ con bị bắt với cáo buộc tổ chức bán dâm

Ba mẹ con bị bắt với cáo buộc tổ chức bán dâm

17:50 09/09/2024

Bà Nguyễn Thị Xuyên, 68 tuổi, cùng con dâu và con trai bị bắt với cáo buộc tổ chức đường dây bán dâm, thu phí môi giới 40%.

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng là bước ngoặt lịch sử nâng tầm quan hệ

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng là bước ngoặt lịch sử nâng tầm quan hệ

10:50 29/06/2024

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân từ ngày 30/6 - 3/7. - Xin Đại sứ có thể đánh giá ý nghĩa chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính? Chuyến thăm lần này sẽ là bước ngoặt lịch sử tiếp tục nâng tầm quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam vốn được đánh giá đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. Đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên ở cấp cao nhất sau khi...

Người phụ nữ ở Gia Lai trả hơn 100 triệu đồng cho người làm mất

Người phụ nữ ở Gia Lai trả hơn 100 triệu đồng cho người làm mất

23:00 14/10/2024

Tối 14/10, thông tin từ Công an phường Yên Đỗ (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, số tiền 107,9 triệu đồng do bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1965, trú tại TP Pleiku) giao cho công an phường vào sáng cùng ngày đã được bàn giao lại cho người làm mất. Trước đó, vào lúc 10h30 cùng ngày, bà Hiền từ chi nhánh ngân hàng Vietcombank (đường Hai Bà Trưng, thuộc tổ 5, phường Yên Đỗ, TP Pleiku) về đến nhà thì phát hiện trong cốp xe có số tiền lạ hơn 100 triệu đồng....

Kỷ luật, khai trừ Đảng cán bộ tuần qua ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Kon Tum

Kỷ luật, khai trừ Đảng cán bộ tuần qua ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Kon Tum

07:20 14/01/2024

Cho thôi chức Giám đốc Sở ở Bắc Ninh chơi golf trong giờ làm việc; xóa tư cách chức vụ Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa với ông Trịnh Văn Chiến;...

Đố bạn: Hung thủ đã sát hại người đàn ông bằng cách nào?

Đố bạn: Hung thủ đã sát hại người đàn ông bằng cách nào?

04:50 06/09/2023

Người dân phát hiện một người đàn ông bị bắn trong ô tô. Theo quan sát, không có dấu vết thuốc súng trên quần áo của anh ta. Điều đó có nghĩa là kẻ sát nhân không ở trong xe khi bắn anh ta. Hơn thế nữa, không có vết đạn nào trên xe. Ngoài ra, tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín. Vậy, hung thủ đã gây án bằng cách nào? Chỉ có những người thông minh và có óc suy luận thiên tài mới giải được câu đố này, bạn thì sao? Hãy chứng minh bằng cách...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới