Dù biết đất rừng không làm giấy được nhưng đại tá Lê Văn Mót, cựu trưởng Công an TP Phú Quốc vẫn bắt tay với Nguyễn Thị Hằng, người được xem như 'em gái mưa' của ông Mót để lừa đảo gần cả trăm tỉ đồng của nhiều người.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2021-2022 tại Phú Quốc" đối với Lê Văn Mót (59 tuổi, cựu trưởng Công an TP Phú Quốc) và Nguyễn Thị Hằng (46 tuổi, ngụ tỉnh Nam Định).
Theo hồ sơ, giữa năm 2021, thông qua người quen giới thiệu, đại tá Lê Văn Mót, cựu trưởng Công an TP Phú Quốc, quen biết với bà Nguyễn Thị Hằng - nhỏ hơn ông Mót 13 tuổi.
Ban đầu, Mót và Hằng gặp nhau tại Phú Quốc để trao đổi việc làm ăn mua bán đồ đồng (do nhà Hằng ở Nam Định có làm nghề đúc đồng). Hằng nhờ Mót giúp đỡ trong việc làm ăn tại Phú Quốc.
Từ các mối quan hệ này, đại tá Mót xem Nguyễn Thị Hằng như "em gái mưa" để cùng nhau thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Trần Thị Mỹ Trung, ông Lê Văn Thiện, ông Hồ Viết Tuấn, ông Thái Duy Châu gần 100 tỉ đồng.
Tháng 11-2021, bà Trần Thị Mỹ Trung (ngụ TP.HCM) có ý định mua thửa đất hơn 40ha tại ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, Phú Quốc.
Do đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà Trung gặp ông Mót gửi giấy tờ đất liên quan cho ông Mót xem. Sau khi xem xong, ông Mót nói có thể làm được.
Lúc này, ông Mót giới thiệu "em gái mưa" là bà Nguyễn Thị Hằng có thể làm giấy trích đo địa chính có xác nhận của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phú Quốc được.
Tin tưởng Mót, bà Trung gặp Hằng ký hợp đồng tại khách sạn T.T. vào ngày 15-11-2021. Tại đây, bà Trung đã ký 2 hợp đồng với Hằng hơn 198 tỉ đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 thửa đất.
Từ ngày 15-11-2021 đến ngày 8-9-2022, bà Trung đã chuyển cho Hằng gần 22 tỉ đồng, nhưng Hằng lại không thực hiện như hợp đồng ký kết mà lấy số tiền này để tiêu xài và chia cho ông Mót. Mỗi lần chuyển tiền cho Hằng, bà Trung đều hỏi ý kiến của Mót và được Mót đồng ý nên mới chuyển tiền cho Hằng.
Ngoài ra, bà Trung có đưa tiền mặt trực tiếp và lại quả cho đại tá Lê Văn Mót tại phòng làm việc nhiều lần với tổng số tiền 3,5 tỉ đồng và 10.000 USD. Bà Trung còn chuyển khoản cho Hằng 800 triệu đồng để Hằng đưa cho ông Mót mượn.
Trong lúc làm giấy tờ đất cho bà Trung, Hằng phát hiện thửa đất trên dư ra 3ha nên bàn bạc với Mót bán cho ông Thiện và ông Tuấn để nhận số tiền hơn 11 tỉ đồng.
Số tiền này, Hằng cũng sử dụng vào mục đích cá nhân và Hằng khai rút tiền mặt ra đưa nhiều lần cho ông Mót là 7 tỉ đồng.
Tương tự, Nguyễn Thị Hằng có quen với ông Huỳnh Cà Chúc, ngụ tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, Phú Quốc.
Ông Chúc nhờ Hằng làm giấy tờ cho thửa đất 4,5ha, tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, thù lao là 50% diện tích đất. Lúc này, ông Chúc kẹt tiền nên muốn bán lại thửa đất với giá 1 tỉ đồng.
Sau đó, Hằng và Mót bàn bạc và bán cho ông Thiện và ông Tuấn được 3,5ha mà không cần đi xem đất. Trong vụ này, Mót và Hằng chiếm đoạt trên 20 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Tuấn và ông Thái Duy Châu (người quen của ông Tuấn) có nhu cầu cần làm giấy tờ cho hai thửa đất diện tích 4,2ha và 1,25ha đã mua trước đó tại Bãi Trường, xã Dương Tơ.
Sau đó, ông Tuấn và ông Châu đã nhiều lần chuyển tiền cho Hằng hơn 14,5 tỉ đồng để làm giấy tờ đất.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, một luật sư tham gia tố tụng vụ án này nói: "Mối quan hệ giữa đại tá Lê Văn Mót và Nguyễn Thị Hằng không đơn thuần "tình cảm anh em" đâu. Tôi tham gia tiếp cận vụ án này thấy không đơn giản mà mấy chục tỉ đồng của ông Mót giao cho Hằng quản lý trong vụ án này".
Kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang khẳng định Lê Văn Mót, Nguyễn Thị Hằng mặc dù biết rõ các thửa đất là đất rừng, đất do nhà nước quản lý không thể làm giấy được, nhưng vẫn bán và nhận lời làm giấy nhằm chiếm của bà Trần Thị Mỹ Trung, ông Lê Văn Thiện, Hồ Viết Tuấn, Thái Duy Châu gần 66 tỉ đồng.
"Đối với các bị hại do tin tưởng bị can Mót mới đưa tiền cho bị can Hằng. Nếu không có bị can Mót thì bị can Hằng không thể thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại.
Đề nghị tòa án khi xét xử tuyên buộc bị can Nguyễn Thị Hằng phải trả tiền lại cho 10 bị hại, với số tiền gần 95 tỉ đồng. Tuyên tịch thu, phát mãi các tài sản của bị can Nguyễn Thị Hằng, bị can Lê Văn Mót đã kê biên, thu giữ để thi hành án", kết luận nêu.
Theo tài liệu, Nguyễn Thị Hằng đã bị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hà Nội tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" vào ngày 25-4-2023.
Trước đó, ngày 13-4-2024, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt tạm giam ông Lê Văn Mót.
Ông Mót giữ chức trưởng Công an TP Phú Quốc từ cuối năm 2017-2023.
Đầu năm 2023, ông Mót được điều động giữ chức vụ trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Kiên Giang.
Ông Mót nhận quyết định nghỉ hưu vào đầu năm 2024.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.