Cụ bà 76 tuổi ở Bình Phước sưu tầm đồ cổ để la liệt trong nhà

10:30 04/04/2023

Tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cụ bà 76 tuổi với tình yêu đồ cổ vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ có giá trị rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Với bà, việc làm này là cách níu giữ miền ký ức, tình cảm kính trọng đối với cha ông.

Lưu giữ đồ cổ là một trong những hình thức giữ gìn giá trị văn hóa của ông cha. Việc giữ gìn đồ cổ còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa mà cha ông để lại trong lao động, sản xuất.

Tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cụ bà 76 tuổi với tình yêu đồ cổ vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ có giá trị rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Với bà, việc làm này là cách níu giữ miền ký ức, tình cảm kính trọng đối với cha ông.

Gợi miền ký ức

Gia đình bà Hồ Thị Hồng ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành đang sở hữu nhiều đồ vật có niên đại từ vài chục năm đến cả trăm năm. Những sản phẩm rất đa dạng, phong phú từ chén, dĩa, bình trà, bình hoa, đồ trang trí đến đèn, quạt, cassette, cân, bàn ủi… gợi nhớ về một thời xưa cũ nhưng rất đỗi thân thuộc.

Nguồn gốc, xuất xứ của những món đồ này khá đa dạng, như: bình sứ Bát Tràng; đỉnh, lư xông trầm cung đình Huế… Những món đồ in dấu thời gian được bà Hồng sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Đây là thành quả mấy mươi năm bà cất công lưu giữ.

Tiền Phong Những người “hoài cổ” như bà Hồng (bà Hồ Thị Hồng ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) vẫn lặng thầm gìn giữ di sản văn hóa qua những món đồ cổ xưa cũ. Ảnh: Như Nam. 1

Những người “hoài cổ” như bà Hồng (bà Hồ Thị Hồng ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) vẫn lặng thầm gìn giữ di sản văn hóa qua những món đồ cổ xưa cũ. Ảnh: Như Nam.

Bà Hồng cho biết, phần lớn những món đồ gia đình đang sở hữu đều được ông bà của bà mua với giá cao vào khoảng năm 1950. Khoe “gia tài cổ” của mình, bà không giấu được niềm vui: “Điểm phân biệt cơ bản nhất với gốm cổ là màu men và hoa văn in trên sản phẩm. Nhưng để phân biệt chính xác thì phải học hỏi, chỉ có những người dày dạn kinh nghiệm, tinh thông các loại gốm xưa và nay mới hiểu hết”.

Tuy là gốm cổ nhưng tất cả đều thông dụng, dễ tìm như: chén, dĩa, bình hoa, chum...

Đã gần 100 năm nhưng nước men, những mảng sơn trên các vật dụng vẫn còn giữ nguyên màu sắc trung thực và sinh động.

Với những đồ vật này, không đơn giản là việc lưu trữ giá trị văn hóa mà còn là cơ sở để thế hệ trẻ sau này biết đến, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Hiểu thêm về cội nguồn

Bà Hồng cho biết, để đánh giá đúng giá trị của một món đồ cổ đòi hỏi phải có kiến thức, cảm quan nhạy bén. Đặc biệt, đây không chỉ là thú chơi mang tới niềm vui mà còn là sự khám phá, hiểu biết sâu sắc về lịch sử. Bà Hồng chia sẻ: “Những đồ vật này từ thời ông bà tôi để lại. Thời ấy khó khăn lắm mới có thể mua được. Do đó, đến thế hệ ba mẹ tôi và cho đến ngày nay, kể cả con cháu tôi cũng vẫn mãi lưu giữ”.

Tiền Phong Những món đồ cổ bày trong nhà của bà Hồ Thị Hồng. Ảnh: Như Nam. 1

Những món đồ cổ bày trong nhà của bà Hồ Thị Hồng. Ảnh: Như Nam.

Dù đã có nhiều người trả giá cao để mua lại những món đồ này nhưng bà Hồng không bán, bởi bà muốn lưu lại những giá trị cổ vật để con cháu hiểu về một thời khó khăn của ông cha mà phấn đấu vươn lên. Với bà, lưu giữ đồ cổ không chỉ là sở hữu mà khi ngắm nhìn những món đồ tồn tại qua nhiều thế kỷ sẽ gợi nhớ về quá khứ.

“Những đồ vật vẫn còn mãi với thời gian. Tôi cứ để trong tủ vậy, bởi với tôi đây là những món đồ rất quý, là kỷ niệm, là cội nguồn…”, bà Hồng giãi bày.

Cũng theo bà Hồng, nhiều người bị cuốn hút bởi những hoa văn tinh xảo hay câu chuyện văn hóa, lịch sử gắn với từng món đồ xưa cũ; còn đối với bà, đó là niềm vui vì đã góp phần lưu giữ những tinh hoa văn hóa do cha ông sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ.

Link gốc: https://danviet.vn/suu-tam-do-co-de-la-liet-trong-nha-khien-ca-lang-phuc-lan-hoa-ra-la-cu-ba-76-tuoi-o-binh-phuoc-20230403231651465.htm

Có thể bạn quan tâm
ADMM-17: Tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực

ADMM-17: Tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực

23:20 16/11/2023

Ngày 15/11, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 17 (ADMM-17) đã thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh.

21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân, ông là ai?

21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân, ông là ai?

06:00 01/03/2023

Cụ Đoàn Tử Quang đi thi 21 lần, năm 82 tuổi mới đỗ cử nhân. (Ảnh tư liệu) 1. Trong lịch sử thi cử VIệt Nam, có người 21 lần đi thi, đến năm 82 tuổi mới đậu cử nhân, đó là ai? A Vũ Đình Thự B Đoàn Tử Quang Đoàn Tử Quang (1818-1928) được xem là người cao tuổi thứ hai đỗ cử nhân trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, khi đã 82 tuổi. C Phan Bội Châu D Nguyễn Xuân Chính 2. Đoàn Tử Quang quê ở đâu? A Hà Tĩnh Đoàn Tử Quang quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng...

Gia Lai: Xử lý an toàn quả đạn 105mm trong vườn nhà

Gia Lai: Xử lý an toàn quả đạn 105mm trong vườn nhà

19:30 27/03/2023

Cụ thể, vào lúc 15h ngày 25/3, trong lúc đang dùng máy múc đào hố trồng cây trong vườn nhà, ông Nguyễn Bá Năm (thôn 6, xã Đông, huyện Kbang) đã phát hiện một quả đạn pháo lớn và báo với chính quyền địa phương. Kiến ThứcĐầu đạn pháo được người dân phát hiện trong vườn nhà. Ảnh HH/GLO1 Tại hiện trường là quả đạn pháo loại có kích thước 105mm, chưa phát nổ. Ban Chỉ huy Quân sự xã lập tức giăng dây, cấm người dân ra vào khu vực, đồng thời báo cáo...

Biển người đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ mùng 3 Tết, gửi ôtô, xe máy quét QR Code

Biển người đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ mùng 3 Tết, gửi ôtô, xe máy quét QR Code

12:50 12/02/2024

Ngày mùng 3 Tết Nguyên đán 2024, Phủ Tây Hồ tấp nập du khách thập phương đổ về đi lễ, cầu may ngày đầu năm mới.

Nam sinh lớp 7 bị đánh hội đồng: Kiểm điểm lãnh đạo xã, trường

Nam sinh lớp 7 bị đánh hội đồng: Kiểm điểm lãnh đạo xã, trường

16:20 27/10/2023

UBND huyện Thạch Thất yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan khi để nam sinh bị đánh hội đồng.

Kẻ 3 lần đập phá, xâm phạm mồ mả ở Thái Bình bị tuyên phạt 12 năm tù

Kẻ 3 lần đập phá, xâm phạm mồ mả ở Thái Bình bị tuyên phạt 12 năm tù

10:30 25/05/2023

Với hai tội danh là 'Xâm phạm mồ mả, hài cốt' và 'Cưỡng đoạt tài sản', bị cáo Nguyễn Công Nho bị Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy (tỉnh...

Cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù: Thông tin mới nhất lịch xử phúc thẩm

Cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù: Thông tin mới nhất lịch xử phúc thẩm

22:00 26/05/2023

Ngày 26/5, trả lời VTC News, ông Trần Quốc Cường, Chánh văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xác nhận, ngày 12/6 tới sẽ xét xử phúc thẩm vụ án Lê Thị Dung (nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên) phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ). Trước đó, VKSND tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra,...

Tuyển sinh ĐH năm 2024: 'Vào guồng' đào tạo ngành sư phạm tích hợp

Tuyển sinh ĐH năm 2024: 'Vào guồng' đào tạo ngành sư phạm tích hợp

06:30 09/04/2024

TP - Với yêu cầu của thực tế đối với các môn học mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường đại học (ĐH) sư phạm bắt đầu vào guồng mở ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây cũng là cơ hội đầu ra cho sinh viên ngành sư phạm.

Thủ tướng Malaysia và phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 20-7

Thủ tướng Malaysia và phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 20-7

18:50 17/07/2023

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 20 và 21-7, đánh dấu chuyến đi Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra