Công tố viên ICC Khan nói ông xin lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu, bất chấp sự phản đối của Israel và Mỹ, là nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế.
"Đây là thời điểm mong manh của thế giới và nếu không tuân thủ luật pháp, chúng ta sẽ chẳng còn gì để bám víu vào", công tố viên Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Imran Khan nói trong cuộc phỏng vấn được đăng ngày 26/5, nêu lý do ông quyết định xin lệnh bắt Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel.
Theo ông, các quốc gia Mỹ Latin, châu Phi và châu Á đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu các thể chế toàn cầu có tìm cách bảo vệ luật pháp quốc tế hay không.
"Liệu các cường quốc có chân thành nói rằng chúng ta có một cơ quan bảo vệ luật pháp quốc tế, hay hệ thống trật tự dựa trên luật pháp này hoàn toàn vô nghĩa, chỉ là công cụ của NATO và thế giới hậu thuộc địa, không muốn áp dụng luật một cách bình đẳng", ông nói.
Ông Khan đang là tâm điểm chú ý sau khi đề xuất lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cũng như các thủ lĩnh hàng đầu của Hamas Yahya Sinwar, Ismail Haniyeh và Mohamed Deif, vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Israel và đồng minh, trong đó có Mỹ, Anh, phản ứng gay gắt và chỉ trích công tố viên Khan vì đã đặt Hamas ngang hàng Israel. Thủ tướng Netanyahu gọi động thái này là "ghê tởm", trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh "không có sự tương đương giữa Israel và Hamas".
Trong cuộc phỏng vấn, công tố viên Khan cũng nhấn mạnh Israel không giống Hamas. "Israel có nền dân chủ và tòa án tối cao nên tất nhiên họ không giống Hamas. Israel có mọi quyền để bảo vệ người dân và đưa con tin trở về, nhưng không ai được phép phạm tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người", ông nói.
Ông cũng dẫn một số cáo buộc mà Israel đang phải đối mặt, như cắt nguồn nước sinh hoạt, nhắm mục tiêu vào người dân đang xếp hàng chờ nhận thực phẩm và sát hại nhân viên cơ quan viện trợ quốc tế.
"Đây không phải cách tiến hành một cuộc chiến. Nếu những hành vi đó được xem là biểu hiện của tuân thủ luật nhân đạo quốc tế thì Công ước Geneva chẳng có nghĩa lý gì", ông nói thêm.
ICC, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, được thành lập năm 2002 để điều tra các tội ác nghiêm trọng nhất, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Không giống Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), ICC không truy tố các quốc gia mà chỉ nhắm vào các cá nhân.
Đề xuất về lệnh bắt của ông Khan đang được hội đồng thẩm phán ICC xem xét, thường trong một đến vài tháng. Nếu hội đồng thẩm phán phê chuẩn đề xuất của Khan, các nước thành viên ICC có nghĩa vụ thực thi lệnh bắt nếu những người bị truy nã đặt chân lên lãnh thổ của họ.
Huyền Lê (Theo AFP)
Ngày 26/6, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine, bà Katarina Mathermova, tuyên bố Ukraine có thể gia nhập EU vào năm 2030.
Ngày 29/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres hối thúc các nước vừa ngừng tài trợ cho Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) xem lại quyết định này.
Ba Lan cho rằng nước này có trách nhiệm bắn hạ tên lửa Nga trong không phận Ukraine để tránh chúng bay lạc vào lãnh thổ gây thương vong.
Kiev cho rằng Moskva đưa Tổng thống Zelensky vào danh sách truy nã là 'dấu hiệu của sự tuyệt vọng trong hệ thống tuyên truyền Nga'.
Cựu tư lệnh lục quân Bolivia dẫn đầu lực lượng bao vây Phủ Tổng thống trong vài giờ, hành động bị Tổng thống Arce gọi là 'âm mưu đảo chính'.
Triều Tiên tuyên bố sẽ phản ứng với 'hành động khiêu khích' khi Mỹ đồng ý bán số trực thăng Apache trị giá 3,5 tỷ USD cho Hàn Quốc.
Nhà ga Nam Kinh được thiết kế theo cảm hứng từ đóa hoa mai nở, nhưng gây tranh cãi khi một số người cho rằng nó giống băng vệ sinh.
Thời báo kinh tế của Nga đã đưa tin về việc Nga hoãn giao hai phi đội hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ cho đến năm 2026, do nhu cầu của Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nga đăng video tập kích tên lửa nhằm vào địa điểm tập trung nhiều quân nhân Ukraine, tuyên bố hạ khoảng 80 binh sĩ đối phương.