Bộ Khoa học và Công nghệ vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia từ tháng 10, với sự tham gia của hơn 4.000 doanh nghiệp và một số địa phương.
Ông Nghiêm Thanh Hải, Phó Ban Quản lý chất lượng và Đánh giá sự phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết thông tin trên tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học và Công nghệ chiều, 17/10. Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Cổng thông tin cũng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Theo ông Hải, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia từ 1/10, đến nay một số địa phương mong muốn kết nối kỹ thuật vào hệ thống. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các địa phương đang phối hợp thực hiện việc kết nối này.
Hồi tháng 6, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02 yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin như tên, hình ảnh sản phẩm, đơn vị, địa chỉ đơn vị sản xuất; các công đoạn, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng sản phẩm; mã truy xuất nguồn gốc; các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế... Các thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.
Vĩnh Hà
Trong số tất cả các giống chó ở Trung Quốc, chó ngao Tây Tạng được biết đến nhiều nhất. Đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, được rất nhiều người Trung Quốc săn đón vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21. Vào thời điểm đó, giá của chó ngao Tây Tạng cực kỳ cao, thậm chí còn được bán với giá cao đến một triệu đô. Trên thực tế, những ngày đầu, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong giới nhỏ như những người chăn gia súc. Đến...
Trung Quốc dự kiến phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19 vào sáng sớm 30/10, đưa ba phi hành gia - trong đó có hai người sinh vào thập niên 1990 - lên trạm vũ trụ của nước này. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), chỉ huy phi hành đoàn là ông Thái Húc Triết, người tham gia sứ mệnh Thần Châu-14 vào năm 2022, đồng hành cùng ông là hai thành viên lần đầu bay Vương Hạo Trạch và Tống Lệnh Đông. Vương Hạo Trạch, 34 tuổi, nữ kỹ sư...
19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng sau hành trình bay kéo dài 41 ngày. Sứ mệnh này giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện hạ cánh tàu vũ trụ xuống cực nam Mặt Trăng, nơi con người chưa từng đặt chân tới. Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra, là tại sao tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất tới 41 ngày mới có thể hạ cánh xuống Mặt...
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy trên mặt nước biển gần bờ ở thôn Hội Sơn (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được nhiều người hiếu kỳ cho là 'hiện tượng lạ' thực chất là đám cháy nhỏ do quả lân tinh gây ra.
Chính quyền thành phố Los Angeles chuyển sang tăng cường bề mặt thấm nước trên khắp thành phố để đối phó lượng mưa ngày càng tăng và cung cấp nước cho người dân.
Camera giao thông ở Cao Bằng phát hiện 13 trường hợp bị phạt nguội trong nửa đầu tháng 10.
Nếu biết mình sẽ phải đi qua một trạm xăng với giá cao và dịch vụ cơ bản, liệu người dùng có nên sẵn sàng chuẩn bị bình xăng dự phòng và bỏ qua trạm hay tặc lưỡi chấp nhận trải nghiệm tồi tệ?
Thành phẩm từ sau vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima có nhiều điểm tương đồng với các thiên thạch từ thời sơ khai của Hệ Mặt Trời - được gọi là chondrite.
Ông Payyaula Sai Venkat Kisshan, Chủ tịch Hiệp hội Robot Ấn Độ, mong muốn xây dựng một trung tâm khoa học sáng tạo, đẩy mạnh phát triển robot tại Việt Nam.