Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống

07:10 29/08/2023

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng bày tỏ niềm vui khi công tác đối với NVNONN được sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, các địa phương...

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cùng các khách mời chụp ảnh với đại biểu Trại hè Việt Nam 2023. (Ảnh: Minh Quân)

Tháng Tám này là vừa tròn hai năm Kết luận 12/KL-TW của Bộ Chính trị về công tác về NVNONN trong tình hình mới ra đời. Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của công tác này sau hai năm qua?

Tin liên quan
Trao Kỷ niệm chương
Trao Kỷ niệm chương 'Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc' tặng Đại sứ Venezuela

Có thể thấy, sau hai năm thực hiện Kết luận 12, công tác NVNONN đã đạt được những kết quả quan trọng.

Thứ nhất, phần đông kiều bào đều mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho bà con được hưởng một số chính sách và quyền lợi như người dân trong nước để yên tâm đầu tư, kinh doanh, làm việc hoặc về nước sinh sống.

Do đó, để đáp ứng tốt hơn nguyện vọng chính đáng của bà con, Ủy ban Nhà nước về NVNONN – Bộ Ngoại giao, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các chính sách liên quan đến NVNONN, trong đó phải kể đến chính sách về quốc tịch hay mới đây là việc các cơ quan liên quan đang xem xét mở rộng đối tượng cấp căn cước công dân cho cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong dự thảo Luật Căn cước.

Thứ hai, đặc biệt coi trọng công tác đại đoàn kết, vận động kiều bào hướng về quê hương, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh việc tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối bà con với đất nước có tính chất thường niên như Xuân Quê hương, Đoàn kiều bào thăm huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương, Trại hè Việt Nam…

Ủy ban Nhà nước về NVNONN luôn nỗ lực đổi mới nhiều nội dung và hình thức để lan toả ý nghĩa những hoạt động này trong cộng đồng NVNONN và từ những hoạt động này bà con thấy những đóng góp của mình cho đất nước thực sự có ý nghĩa.

Đáng chú ý, kiều bào ngày càng có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền, biển đảo của đất nước như tổ chức các hoạt động hướng về về biển đảo Tổ quốc, thành lập các Câu lạc bộ vì Trường Sa-Hoàng Sa ở nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Czech, Hunggary, Ba Lan…

Tháng 6 vừa qua, tại thủ đô Paris của Pháp, Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam đã lần đầu tiên tổ chức Hội thảo khoa học "Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam" với sự tham dự của đông đảo học giả và những người yêu biển đảo Việt Nam.

Hội thảo là dịp thu thập tài liệu, cập nhật, trao đổi những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông thời gian qua; đồng thời là dịp kết nối kiều bào đã đi thăm Trường Sa với những người yêu biển đảo Việt Nam.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu các định hướng phát triển của đất nước, không chỉ trong giai đoạn 2021-2025 mà cho cả những thập niên tới, đề ra mục tiêu chiến lược Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, đối với công tác NVNONN, Đại hội nêu rõ nhiệm vụ phải “triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn”.

Để góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra, xuất phát từ những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình triển khai, trong bối cảnh mới của thế giới, của đất nước và của cộng đồng NVNONN, ngày 12/8/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác NVNONN trong tình hình mới. Kết luận 12 là sự kế thừa, tiếp nối của Nghị quyết 36 (2004) và Chỉ thị 45 (2015) về công tác đối với NVNONN, với tinh thần chủ đạo là hòa hợp dân tộc, chăm lo cho kiều bào và huy động nguồn lực kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ ba, để công tác vận động và phát huy nguồn lực NVNONN có hiệu quả hơn, các cơ quan trong và ngoài nước đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn doanh nghiệp, thành lập mạng lưới liên kết trí thức, doanh nhân kiều bào, thành lập cơ chế NVNONN tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn của đất nước.

Tiêu biểu là, giai đoạn 2020-2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp tổ chức hàng loạt chương trình trao đổi, tư vấn dưới hình thức trực tuyến giữa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kiều bào trong lĩnh vực y khoa với các cơ quan, người dân trong nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Hội nghị kết nối kiều bào với Quảng Nam với chủ đề “Chuyên gia kiều bào góp ý lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”; Chương trình Đoàn doanh nhân kiều bào Thái Lan kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại các địa phương (tháng 7/2022); Hội nghị Nông nghiệp thông minh (tháng 1/2023); Hội thảo “Thu hút nguồn lực NVNONN cho phát triển du lịch” (tháng 8/2023)…

Chúng tôi cũng thúc đẩy hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho kiều bào khi về nước đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học; huy động NVNONN tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài. Doanh nhân, doanh nghiệp người Việt tại nhiều địa bàn, tiêu biểu là tại Hoa Kỳ, châu Âu, Thái Lan… có tiềm lực kinh tế đáng kể, tích cực tham gia vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm việt Nam ở sở tại từ nhiều năm.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam trong chuyến thăm Italy vào tháng 7/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ tư, việc hỗ trợ NVNONN có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở sở tại tiếp tục được quan tâm. Trong các hoạt động đối ngoại, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta luôn đề nghị lãnh đạo các nước quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc ở sở tại.

Khó khăn về địa vị pháp lý của kiều bào ở một số địa bàn đang dần được tháo gỡ hoặc được củng cố vững chắc như việc Slovakia đã chính thức công nhận cộng đồng người Việt là cộng đồng dân tộc thiểu số thứ 14 tại nước này. Đây là minh chứng cho mức độ phát triển, hội nhập sâu rộng và khẳng định vị thế, uy tín cũng như đóng góp của bà con ta với quê hương thứ hai của mình và qua đó đóng góp tốt hơn cho quan hệ Việt Nam và sở tại.

Thứ năm, với nhận thức sâu sắc văn hoá là gốc, ngôn ngữ mẹ đẻ là hồn cốt dân tộc, việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được triển khai mạnh mẽ và có thể nói là có đột phá khi Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022.

Ngay trong năm 2023 – năm đầu tiên triển khai Đề án, Ủy ban Nhà nước về NVNONN và các bộ, ngành liên quan, nhất là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức nhiều hoạt động được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng như cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt, xây dựng Tủ sách tiếng Việt và đang hướng tới Ngày Tôn vinh tiếng Việt 8/9.

Thứ sáu, công tác thông tin tới NVNONN được đổi mới về tư duy, nội dung và hình thức, chú trọng phát triển nội dung trên nền tảng số để kiều bào có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Các cơ quan báo chí trong nước tích cực theo sát các hoạt động liên quan đến cộng đồng, mở chuyên mục, chuyên trang như: Tạp chí người Việt, Người Việt năm châu, Đồng bào Việt Nam ở nước ngoài…

Ngoài ra, ta cũng tạo điều kiện để phóng viên kiều bào về nước tác nghiệp, đưa tin, góp phần giúp cộng đồng nắm được những thông tin chính xác, khách quan về tình hình trong nước cũng như cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.

Phóng viên kiều bào đã đến tận biên giới Ukraine-Ba Lan để trực tiếp đưa tin sơ tán bà con ta an toàn ra khỏi nơi chiến sự, được cộng đồng các nước lân cận cưu mang, cơ quan đại diện ta hỗ trợ.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt cộng đồng người Việt ở Pháp trong chuyến thăm và làm việc tại Pháp, ngày 5/6. (Nguồn: TTXVN)

Đâu là những điều bà tâm đắc qua thực tế triển khai công tác này?

Có thể nói, điều khiến những người làm công tác về NVNONN như chúng tôi cảm thấy tâm đắc là tinh thần “chăm lo” và “trách nhiệm” trong Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống, được triển khai trên thực tế và đưa lại những kết quả rất thiết thực và có ý nghĩa.

Công tác đối với NVNONN được sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, các địa phương, được coi là một trong những ưu tiên ở các cơ quan đại diện và điều quan trọng là được bà con ta hưởng ứng tích cực, hết sức trân trọng.

Điều này còn có ý nghĩa lớn lao hơn trong bối cảnh hai năm qua tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, bất ngờ, tác động rất lớn đến đồng bào ta ở nước ngoài cả về an ninh và kinh tế, vật chất và tinh thần, bà con được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, được nhân dân trong nước chia sẻ và động viên, đúng với tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nghĩa đồng bào.

Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN, theo đó ngày 8/9 hàng năm được chọn là Ngày tôn vinh tiếng Việt. Xin bà giới thiệu về những hoạt động hướng tới ngày đặc biệt này?

Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN hướng tới xây dựng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trở thành dấu mốc quan trọng hàng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng; tạo động lực giữ gìn và phát huy tiếng Việt trong cộng đồng; thông qua việc tôn vinh tiếng Việt góp phần xây dựng cộng đồng NVNONN ổn định, đoàn kết, vững mạnh, không ngừng hướng về quê hương, nguồn cội.

Ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp, chúng tôi đã tích cực huy động các nguồn lực, chủ trì và phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Từ đầu năm 2023, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phát động Cuộc thi tìm kiếm “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023”, với mong muốn những “Sứ giả” này sẽ là người quảng bá văn hóa, truyền cảm hứng và tạo động lực học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.

Các hoạt động trong ngày 8/9 sắp tới sẽ gồm có chuỗi hoạt động sau: Hội thảo Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN; Lễ tổng kết “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2023” và trao tặng danh hiệu “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023”; và Chương trình Gala “Tiếng Việt thân thương”.

Các hoạt động này sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình quốc gia (VTV4), Truyền hình Quốc hội và phát live trên các nền tảng số của Ủy ban Nhà nước về NVNONN, của các kênh truyền hình nói trên và kênh Quốc tế Media của báo Thế giới và Việt Nam.

Từ nay cho đến cuối năm, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại một số nước như Nhật Bản, Slovakia, Áo, Hungary…; ngoài ra là các hoạt động thường niên đang diễn ra như: Khóa tập huấn nghiệp vụ giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN, hỗ trợ tài liệu dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng tại một số nước.

Ủy ban Nhà nước về NVNONN cũng phối hợp, hỗ trợ cho các hoạt động như: Xây dựng website dạy tiếng Việt cho NVNONN của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chương trình “Chào Tiếng Việt” và “Dấu ấn Việt Nam” của VTV4… Các chương trình này đều nhằm khích lệ lòng tự tôn dân tộc, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tôn vinh trí tuệ Việt, bản sắc Việt qua các thời đại; nâng cao năng lực ngôn ngữ Việt, đặc biệt với thế hệ trẻ NVNONN.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Các học viên chụp ảnh lưu niệm tại Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023. (Ảnh: Lê An)

Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp chặt chẽ và đồng hành với các đơn vị tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài, như: Diễn đàn gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài (Ba Lan); khai giảng Lớp tiếng Việt và Hội thảo về tiếng Việt (Nhật Bản); khai giảng Lớp tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt (Lào)…

Với vai trò là cơ quan chủ trì Đề án, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ tiếp tục cùng các cơ quan liên quan nỗ lực thiết kế, triển khai những chương trình, hoạt động nhằm đưa Ngày Tôn vinh tiếng Việt thực sự trở thành một dấu ấn trong đời sống của cộng đồng NVNONN.

Cũng mong rằng, hoạt động tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc sẽ ngày càng được xã hội, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước quan tâm và tham gia rộng rãi, để chúng ta cùng chung tay gìn giữ và phát huy văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt cho muôn đời sau.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hiện kiều bào có 385 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD và có vốn góp vào hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo công văn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn kiều hối về nước liên tục tăng bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19 và những biến động của tình hình thế giới. Kiều hối năm 2022 đạt 19 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, đưa Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Có thể bạn quan tâm
'Drama' bùng nổ làng xe Trung Quốc từ câu hỏi vu vơ của dân mạng

'Drama' bùng nổ làng xe Trung Quốc từ câu hỏi vu vơ của dân mạng

05:50 09/07/2024

Cộng đồng mạng đang được phen hít drama giữa các blogger và hãng xe Trung Quốc Li Auto. Nguyên nhân bắt nguồn từ dải đèn LED định vị ban ngày.

Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc gửi thư mừng năm mới Giáp Thìn

Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc gửi thư mừng năm mới Giáp Thìn

18:30 02/02/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi thư chúc mừng năm mới nhân dịp hai nước sắp đón Tết Nguyên đán.

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

07:30 18/06/2024

Các thông tin kỹ thuật liên quan đến sản xuất vũ khí của Mỹ thường là bí mật, tuy nhiên, đứng trước thực trạng khó khăn của kho vũ khí hiện nay, Washington đã tỏ ra linh hoạt hơn và Nhật Bản là đối tác được lựa chọn.

Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy: Ukraine cần duy trì vị thế trung lập

Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy: Ukraine cần duy trì vị thế trung lập

08:50 12/12/2023

Trả lời phỏng vấn tờ Mundo, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đoàn đại biểu Đại sứ quán Lào tại Australia chúc mừng 78 năm Quốc khánh Việt Nam

Đoàn đại biểu Đại sứ quán Lào tại Australia chúc mừng 78 năm Quốc khánh Việt Nam

16:10 03/09/2023

Chính phủ và nhân dân Việt Nam-Lào quyết tâm cùng hỗ trợ nhau, thể hiện tình cảm đồng chí, anh em gắn bó và truyền thống tương thân tương ái giữa hai dân tộc.

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

15:00 14/06/2024

Mặc dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tại Đối thoại Shangri-La 2024 vừa qua tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt chính trong cách nhìn nhận của mỗi bên về thách thức an ninh trong khu vực.

Xung đột ở Dải Gaza: Thái Lan nỗ lực giải thoát những công dân bị bắt giữ ở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Thái Lan nỗ lực giải thoát những công dân bị bắt giữ ở Israel

17:40 08/10/2023

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết một công nhân Thái Lan đã thiệt mạng và khoảng 11 người khác bị bắt giữ trong cuộc tấn công của lực lượng phong trào Hamas vào Israel.

Israel cáo buộc Hamas cản trở hành lang sơ tán dân thường

Israel cáo buộc Hamas cản trở hành lang sơ tán dân thường

09:30 05/11/2023

Quân đội Israel cáo buộc Hamas tấn công đơn vị tổ chức hành lang nhân đạo cho dân thường Palestine rời khỏi phía bắc Dải Gaza.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn mãi trong lòng người dân xứ dừa Bến Tre

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn mãi trong lòng người dân xứ dừa Bến Tre

15:00 24/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nông dân Bến Tre lội xuống ruộng để tận mắt chứng kiến những đám lúa bị thiệt hại do nước mặn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới