Sáng 2/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã chủ trì Tọa đàm “Kế hoạch công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao năm 2023 và định hướng thời gian tới”.
Công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao đã có những bước chuyển cả ở chiều rộng và chiều sâu |
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã chủ trì Tọa đàm “Kế hoạch công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao năm 2023 và định hướng thời gian tới”. (Ảnh: Quang Hòa) |
Tham dự Tọa đàm có nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý; các thành viên Hội đồng Khoa học Bộ và đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Bộ.
Qua báo cáo công tác nghiên cứu của Bộ Ngoại giao năm 2022 cho thấy, các đơn vị trong Bộ đã hoàn thành đúng kế hoạch 33 đề tài nghiên cứu khoa học, gồm 24 đề tài cấp Bộ và 9 đề tài cấp Cơ sở.
Các đơn vị cũng đã hoàn thành hơn 40 chuyên đề nghiên cứu, tổ chức 60 cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học và thực hiện thành công nhiều hoạt động khoa học, nghiên cứu khác...
Đóng góp ý kiến tại Toạ đàm, các đại biểu nhất cho rằng, trong năm qua công tác nghiên cứu khoa học đã có nhiều cải tiến, phong trào nghiên cứu tiếp tục được duy trì và tăng cường, các đề tài, chuyên đề bám sát thực tiễn hơn, đa dạng hoá các chủ đề nghiên cứu theo hướng tập trung hơn cho nghiên cứu tham mưu, dự báo chiến lược.
Nhiều sản phẩm nghiên cứu có chất lượng và được đánh giá cao, đặc biệt là các báo cáo gửi Lãnh đạo cấp cao và các Bộ ngành khác, các đề án về quan hệ đối ngoại với các đối tác hoặc theo chủ đề.
Đối với những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt được Hội đồng đánh giá cao, cần tiếp tục có những khuyến khích nhằm tôn vinh những sản phẩm xuất sắc.
Các đại biểu cũng cho rằng, có được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, đặc biệt là đặt hàng nghiên cứu, coi trọng việc đưa tiêu chí nghiên cứu trong quá trình đánh giá cán bộ.
PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao phát biểu tại buổi Toạ đàm. (Ảnh: Quang Hòa) |
Bên cạnh đó, Lãnh đạo các đơn vị cũng quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu trong đơn vị mình, chủ động, tích cực xây dựng đề tài, chuyên đề nghiên cứu phục vụ công tác của đơn vị.
Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối với hoạt động đối ngoại. Công tác nghiên cứu trong năm qua có những bước chuyển thể hiện cả ở chiều rộng và chiều sâu.
Đồng tình với các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh đặt hàng vẫn phải theo hai hướng, từ trên xuống dưới (đặt hàng của Lãnh đạo Bộ và Hội đồng Khoa học Bộ) và từ dưới lên trên (các đơn vị chủ động đề xuất với Lãnh đạo Bộ) và phải gắn với thực tiễn của đơn vị, của ngành để nâng cao chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Ngoài ra, cần tiếp tục cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy chế, quy trình đặt hàng, đánh giá, ứng dụng và phổ biến các sản phẩm nghiên cứu nghiên cứu khoa học, nhằm tạo điều kiện để các cán bộ có thể được đào tạo, phát huy thế mạnh, ổn định và gắn bó lâu dài với công tác nghiên cứu.
Về tăng cường tính ứng dụng, phổ biến kết quả nghiên cứu, ngoài hình thức “hàn lâm”, cần tăng cường công bố, phổ biến rộng rãi hơn nữa để các đơn vị liên quan đều có thể tiếp cận, trong phổ biến kết quả nghiên cứu vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật.
Quang cảnh buổi Tọa đàm. (Ảnh: Quang Hòa) |
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới việc tăng cường vai trò chỉ đạo định hướng công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, Hội đồng khoa học Bộ và Học viện Ngoại giao, gắn công tác nghiên cứu nghiên cứu với các công tác khác của Bộ như cơ chế xây dựng quy chế chuyên gia, chuyên sâu, cộng tác viên...
Để thúc đẩy và nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu cần có cơ chế ghi nhận, vinh danh, thể chế hoá các chủ trương đối với công tác nghiên cứu thành các chủ trương, chính sách cụ thể trong tuyển dụng, luân chuyển, đề bạt. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong nước, cần tạo điều kiện thu hút sự tham gia nghiên cứu hơn nữa của các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài.
Một chiến lược gia Đảng Cộng hòa của Mỹ nói rằng ưu tiên của chính quyền ông Trump là hòa bình ở Ukraine chứ không phải việc lấy lại lãnh thổ đã mất như Crimea.
Xung đột Nga-Ukraine sẽ ra sao và hỗ trợ của Washington với Kiev ở mức độ nào nếu ông Donald Trump tái đắc cử là những câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh bầu cử Mỹ đang cận kề.
Thủ tướng Netanyahu nói Israel sẽ tăng áp lực quân sự với Hamas trong những ngày tới để giải cứu con tin ở Gaza, bất chấp phản đối từ quốc tế.
Tổng thống Zelensky đến Singapore để tham dự Đối thoại Shangri-La, nơi ông dự kiến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và phát biểu trước đại diện các nước.
Israel khai hỏa hệ thống phòng không Vòm Sắt phiên bản hải quân đánh chặn vật thể xâm phạm không phận, trở thành lần đầu thực chiến của khí tài này.
Từ 3–5/7, Đoàn đại biểu Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng Xây dựng ASEAN – Trung Quốc về xây dựng và nhà ở năm 2024 (ACMROCH) được tổ chức tại Malaysia.
Ngày 19/3, Bộ Ngoại giao Estonia tuyên bố, một nhân viên Đại sứ quán Nga tại Tallinn “không được hoan nghênh”.
Con tàu đầu tiên chở gần 200 tấn thực phẩm, nước và nhu yếu phẩm đã cập cảng Dải Gaza, khánh thành hành lang biển nhân đạo từ CH Cyprus.
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu đề ra ở Ukraine, đồng thời, có kế hoạch tăng cường hợp tác với Iran, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.