Lệch múi giờ, chi phí gửi con ở trường tư quá cao so với thu nhập, băn khoăn có nên gửi con về quê cho ông bà chăm hay không... là nỗi niềm của đa số gia đình công nhân xa xứ đang làm việc tại các khu công nghiệp.
"Thắt lưng buộc bụng" cho con đi học
Những năm gần đây, khu công nghiệp ở nhiều địa phương phát triển mạnh mẽ thu hút lượng lớn công nhân ở nơi khác đến làm việc. Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại khu công nghiệp ngày càng tăng cao, bởi hầu hết họ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp vẫn chưa thể đáp ứng đủ so với nhu cầu của người lao động.
Quê ở Nam Định, vợ chồng anh Nguyễn Văn Chung - công nhân làm việc tại KCN Đồng Văn (Hà Nam) - rời đồng áng để tìm một công việc có tiền lương ổn định hàng tháng. Với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng, hai vợ chồng chắt chiu tiền sinh hoạt hàng tháng cũng đủ để trang trải và tiết kiệm được một khoản. Tuy nhiên, khó khăn ập đến khi con nhỏ đến tuổi học mầm non.
"Quanh công ty của hai vợ chồng cũng có khá nhiều trường công nhưng phần lớn những gia đình công nhân không thể gửi con ở đó do các trường thường nhận trẻ từ 3 tuổi. Cho con học trường tư thì không thể vì học phí cao so với thu nhập của gia đình. Lựa chọn cuối cùng là đành gửi con cho cơ sở trông trẻ tại nhà tự phát. Học phí gửi con dao động khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng, đồ ăn gia đình tự chuẩn bị. Chi phí cao nhưng thường xuyên phải đi làm tăng ca, không còn cách nào khác, gia đình tôi chỉ biết cắt giảm chi tiêu, để có tiền gửi con đi học và trang trải cuộc sống gia đình.
Sắp tới khi con lên 3 tuổi, vợ chồng tôi có hướng muốn xin cho con học trường mầm non công lập trong khu vực nhưng lo lắng vì chủ yếu các trường thường ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại khu vực" - anh Chung cho hay.
Lệch múi giờ đón con
Ngoài chi phí, thời gian trông giữ trẻ của các trường mầm non công lập thường không khớp với thời gian làm việc cũng là khó khăn đối với công nhân có con nhỏ. Anh Đỗ Trung Kiên - công nhân tại KCN Châu Sơn (Hà Nam) cho biết, mặc dù chi phí gửi con ở trường mầm non tư thục và gửi ở nhóm nhỏ tự phát cao hơn nhiều so với trường mầm non công lập nhưng hầu hết công nhân đều phải chấp nhận vì lệch múi giờ đón con.
"Trường mầm non công lập muộn nhất phải đón con lúc 5h chiều và nghỉ cuối tuần. Nhưng công nhân như chúng tôi hầu hết đều tăng ca đến 8h tối và làm kín tuần để có thêm thu nhập nên không thể về đón con kịp. Nếu lựa chọn về đón con lúc 5h chiều thì chỉ làm giờ hành chính, lương thấp. Các nhóm trông trẻ tự phát thường sẽ được đón con muộn, quá giờ hành chính. Bố mẹ có thời gian đi làm tăng ca mà không phải lo giữa giờ đón con.
Những ngày qua, đọc thông tin bé trai 8 tháng tuổi có dấu hiệu bị đánh tại nhà người nhận giữ trẻ tự phát ở Bình Dương, tôi cũng thấy rất bất an. Nhưng dù chi phí gửi con ở trường tư thục hoặc các nhà trông trẻ tự phát có đắt, hay không đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên thì vẫn phải "cắn răng" chấp nhận vì không còn lựa chọn khác. Nhiều công nhân có hoàn cảnh hơn phải chấp nhận sống xa con, gửi về quê nhờ ông bà chăm giúp. Nhưng thật lòng, để con về quê không sát sao cạnh con lại không yên tâm" - anh Kiên cho hay.
Anh Kiên cho biết, nếu gia đình công nhân nào có một con thì chủ yếu gửi trường tư, nhưng có hai con thì phải cố gắng để gửi ít nhất 1 con vào trường công để hạn chế các chi phí phát sinh.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng hợp thống kê từ các địa phương cho thấy, cả nước có 212 đơn vị cấp huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với 14.204 cơ sở giáo dục mầm non (3.175 trường công lập, 1.991 trường ngoài công lập và 9.038 cơ sở độc lập ngoài công lập).
Các cơ sở giáo dục mầm non huy động hơn 1,7 triệu trẻ em; trong đó phần đông con công nhân được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập ngoài công lập. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân khu công nghiệp gặp khá nhiều khó khăn; giáo viên phải đi sớm, về muộn, thậm chí trông giữ trẻ cả đêm theo ca, kíp làm việc của bố, mẹ.
Với các tuyến cao tốc mới mở, tai nạn thường có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu. Vì sao như vậy?
TIN NÓNG ngày 18/2: Bố chém chết con vì chuyện cho cháu uống thuốc; Tạm giữ nam thanh niên giao cấu với nữ sinh dưới 16 tuổi; Nghịch tử sát hại bố đẻ lĩnh án...
Nói về vai trò của người đứng đầu trong thực thi cải cách hành chính (CCHC), Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thẳng thắn: Nếu kết quả CCHC, cải thiện môi trường đầu tư của thành phố chưa đạt thì người chịu trách nhiệm trước tiên là cá nhân ông với vai trò đứng đầu chính quyền thành phố.
UBND tỉnh Quảng Ninh hôm nay (16.5) họp nghe báo cáo và chỉ đạo việc triển khai, tham mưu xây dựng Đề án “Điều chỉnh ranh giới vùng đệm di...
Nhiều khu nhà trọ của công nhân có giá rẻ, diện tích chật hẹp, ẩm thấp; hệ thống cống rãnh không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ là nơi trú ngụ của bọ gậy, muỗi... khiến công nhân có nguy cơ cao bị mắc sốt xuất huyết.
Một thanh niên chạy xe máy tông thẳng vào rào chắn bê tông ngang vị trí thi công nút giao đại lộ Đông Tây - quốc lộ 27 (Đắk Lắk) tử vong tại chỗ. Phía công an nói đơn vị thi công chưa cung cấp đầy đủ các thủ tục về quy trình lập rào chắn.
Khi bị bảo vệ nhà hàng phát hiện, kẻ trộm tiền đã khống chế, dùng băng keo trói bảo vệ rồi tẩu thoát.
Ông Nguyễn Đình Trí bị phạt 20 năm tù vì đâm chết công an viên Hoàng Thế Thắng khi nạn nhân tới giải quyết việc ông ta đánh vợ và chém một người dân.
Thấy hai người đàn ông đi xe máy lúc rạng sáng trên phố Hà Nội, 11 thanh thiếu niên dùng tuýp sắt gắn dao đâm một nạn nhân rồi cướp xe máy.