Liên quan việc các trường đại học đăng công khai trên mạng danh sách sinh viên nợ học phí, nhiều ý kiến cho rằng cách làm này của trường là vô cảm, thiếu tôn trọng và thậm chí phạm luật.
Hiện có hàng chục trường đại học (công lập và tư thục) trên cả nước công bố danh sách sinh viên nợ học phí lên website của trường. Trong đó không ít trường thực hiện việc này nhiều năm qua với tần suất ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, việc đăng danh sách sinh viên nợ học phí lên website thể hiện nhà trường vô trách nhiệm với thông tin cá nhân của người học. Tuy nhiên, đáng nói hơn, không chỉ đăng danh sách sinh viên nợ học phí mà "cái gì các trường cũng công khai trên website".
Một chuyên gia an toàn thông tin cho biết: "Việc đưa thông tin lên mạng cần hết sức cẩn trọng vì Google dễ dàng quét được nên rất dễ tìm thấy. Thực tế hiện nay các trường không chỉ công khai danh sách nợ học phí, còn có nhiều danh sách các loại chứa thông tin cá nhân sinh viên (điểm số, kỷ luật, cấm thi, nợ môn...). Chỉ cần thử gõ tên một sinh viên hoặc mã số sinh viên, hầu hết thông tin cá nhân các bạn đều bị lộ rõ trên mạng".
Theo ông Lâm Quang Vũ (một phụ huynh ở TP.HCM), việc các trường vô tư đưa thông tin cá nhân của người học lên mạng trong thời đại thông tin là điều cực kỳ nguy hiểm.
"Thực tế nhiều trường phổ thông đã ghi số thay vì họ tên trong bảng tên trên ngực áo. Đây cũng là cách để bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh. Không hiểu sao các trường đại học lại công khai chi tiết thông tin cá nhân của sinh viên như họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp và tiền nợ" - ông Vũ nói.
Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng việc nhà trường đăng công khai sinh viên đang nợ học phí trên mạng là rất vô duyên và thiếu tôn trọng. Có nhiều cách để đòi nợ, không nhất thiết phải công khai tên tuổi sinh viên như vậy.
Giải thích về việc công khai danh sách sinh viên nợ học phí, ông Hoàng Thái Hưng, trưởng phòng tài chính kế toán Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "Trong quy trình tổ chức đăng ký học phần có thông tin về thời gian đóng học phí.
Tuy nhiên thực tế khi đóng học phí nhiều trường hợp ghi sai mã số sinh viên, có phụ huynh chuyển nhầm tài khoản sang nơi khác. Nhiều sinh viên nói đã đóng tiền rồi nhưng tiền chưa vào tài khoản của trường và chưa cập nhật. Kết thúc đợt đóng học phí, phòng tài chính kế toán nhà trường đưa danh sách sinh viên nợ học phí lên website để sinh viên dò lại thông tin".
Cũng theo ông Hưng, rất nhiều sinh viên hầu như không theo dõi thông tin nộp học phí trong tài khoản cá nhân. Trước đây sau khi trường đăng danh sách sinh viên nợ học phí thì các em mới chạy đến để phản hồi, đối chiếu thông tin lại.
"Trường sẽ nghiên cứu lại để chọn cách thức phù hợp hơn để thông báo trực tiếp đến sinh viên nợ học phí. Trước mắt, chúng tôi sẽ gửi tin nhắn đến sinh viên", ông Hưng nói.
Ông La Thanh Hùng - chánh văn phòng Trường ĐH Sài Gòn - cho hay hiện nay mỗi đầu học kỳ, trường có rà soát và khuyến cáo hủy kết quả đăng ký môn học ở học kỳ hiện tại và hạn chế sinh viên đăng ký môn học ở học kỳ tiếp theo đối với sinh viên nợ học phí mà không có lý do chính đáng.
Khi sinh viên nợ học phí, trường không thông báo về cho phụ huynh. Trường không cấm thi hoặc đình chỉ học tập đối với các trường hợp này. Trường hợp khó khăn hoặc có lý do chính đáng, trường đều xem xét hỗ trợ để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục được học và thi, đảm bảo quyền lợi của sinh viên được đặt lên hàng đầu.
"Thời gian tới trường sẽ không công bố danh sách sinh viên nợ học phí, thay vào đó phòng kế hoạch tài chính sẽ gửi thông báo qua email cá nhân sinh viên do nhà trường cấp và điện thoại để nhắc nhở", ông Hùng cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết trường này không công bố danh sách sinh viên nợ học phí. Sinh viên nợ học phí tra cứu trên bảng thông tin học phí của từng sinh viên và phụ huynh sẽ nhận được thông báo nợ thông qua tin nhắn SMS.
Đồng thời sinh viên còn nhận tin nhắn SMS và email thông báo về nợ học phí. Trường chủ yếu nhắc nhở và đến thời điểm trước khi thi giữa kỳ sẽ xóa đăng ký học phần và cấm thi đối với sinh viên nợ học phí.
"Thật ra hầu hết sinh viên đi học đều ý thức rõ nghĩa vụ đóng học phí, nhưng trong cuộc sống ai cũng có những giai đoạn khó khăn nhất định nên một số chậm hoàn thành việc này. Trường công khai chi tiết thông tin sinh viên chưa đóng học phí lên website làm ảnh hưởng cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của sinh viên.
Trường chúng tôi không công khai danh sách lên các kênh truyền thông của trường để tránh làm tổn thương cũng như bảo vệ sinh viên trong thời đại công nghệ hiện nay" - ông Khang nói.
Theo ông Lê Văn Hiển - phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, có nhiều sinh viên chậm đóng học phí vì nhiều lý do khác nhau, nên việc nhà trường nhắc nhở các trường hợp chậm hoàn thành nghĩa vụ học phí là cần thiết. Tuy nhiên phải có cách làm phù hợp để đảm bảo không lộ thông tin cá nhân của người học.
"Tại trường chúng tôi, mỗi sinh viên khi nhập học sẽ được trường cấp tài khoản để theo dõi quá trình học tập, đăng ký học phần và học phí. Trên tài khoản cá nhân, sinh viên biết được tình trạng học phí của mình. Trước thời điểm thi học kỳ 2 tuần, nhà trường chốt danh sách sinh viên nợ học phí và gửi email cho sinh viên biết để đóng học phí" - ông Hiển chia sẻ.
Đối với trường hợp nợ học phí, nhà trường gửi email trực tiếp cho sinh viên để nhắc nhở vì đây cũng là một trong những thông tin cá nhân cần bảo mật. Trước khi thi, những sinh viên có khó khăn đột xuất có thể làm đơn để nhà trường xem xét gia hạn.
Ông Trần Nam (trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Ngày 31/8, Công an tỉnh Đồng Tháp thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ chết người tại trụ sở Công an xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp xảy ra ngày 28/8. Thông tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp, lúc 18h30 ngày 28/8, ông Trần Văn Đảm (sinh năm 1966, ngụ ấp 1, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng) sau khi uống rượu bia có hành vi gây mất an ninh trật tự. Khi đó, người dân địa phương gọi điện báo Công an xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng đến xử lý. Kiến...
Liên tiếp các vụ sạt lở , lũ dâng xảy ra đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân tỉnh Cao Bằng .
Chiều ngày 27/7, ngay sau cuộc hội kiến với Giáo hoàng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Pietro Parolin tại Toà thánh Vatican.
Tháp đôi Liễu Cốc (thôn Liễu Cốc Thượng, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà) là một trong số những di tích Chăm Pa hiếm hoi còn tồn tại ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trải qua nghìn năm lịch sử, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên di tích này chỉ còn là phế tích, cỏ mọc um tùm. Sau nhiều năm bị bỏ hoang thì mới đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hoá và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thăm dò và khai quật tại di tích Tháp đôi...
Các hình thức bồi thường cho người dân bị thu hồi đất từ ngày 1-8-2024.
Sau giờ ngủ trưa trên lớp, bé trai ở Đà Nẵng được cô giáo phát hiện tím tái nên đưa đi cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi.
Tổng thí sinh xét tuyển đại học hơn 660.000, tương đương 66% số thí sinh thi tốt nghiệp THPT, tăng hơn so với năm ngoái (năm ngoái là 64%).
Một số huyện ở tỉnh Lâm Đồng tăng cường công tác vận động để hỗ trợ các thí sinh thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, cư trú ở vùng sâu, vùng xa.
Căn cước điện tử thực tế là tài khoản định danh điện tử và người dân cần phải có để sử dụng, thực hiện các thủ tục hành chính, dịch...