Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

03:40 09/05/2024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Pháp, kết thúc chuyến công du cấp nhà nước kéo dài 2 ngày mà trong đó ông không có bất kỳ động thái nhượng bộ lớn nào về đối ngoại và chính sách thương mại, bất chấp việc Tổng thống Pháp Macron gây sức ép trong vấn đề Ukraine và tiếp cận thị trường.

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia
Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia. (Nguồn: Scmp)

Trong lịch trình chuyển công du xuyên châu Âu trong 5 ngày, sau khi rời Pháp với một EC cứng rắn và một Paris đầy toan tính, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dừng chân ở Serbia và Hungary mang theo hy vọng “hạ nhiệt” căng thẳng với châu Âu theo một cách khác. Bởi ít nhất, hai thành viên châu Âu này vẫn kiên trì và ủng hộ xây dựng quan hệ với Trung Quốc.

Tin liên quan
Cuộc gặp 3 bên
Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Theo dữ liệu của Eurostat, trong năm 2023, 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) có mức thâm hụt thương mại hàng hóa lên tới 292 tỷ Euro (314,72 tỷ USD) với Trung Quốc, giảm so với mức thâm hụt 397 tỷ Euro một năm trước đó nhưng vẫn là mức cao thứ hai từ trước đến nay.

Hơn cả đồng minh?

Giới quan sát bình luận, cuộc gặp với Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić mang nhiều tính biểu tượng vì đúng với dịp kỷ niệm 25 năm NATO ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Trong khi, Hungary - dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orban lại là một điểm đến “tin cậy” khác với tư cách là tiếng nói thân thiện nhất khi cả EU và NATO đều áp dụng đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Trở lại tháng 10 năm ngoái, khi Trung Quốc trải thảm đỏ đón các nguyên thủ nước ngoài tại Diễn đàn Vành đai và con đường, các nhà lãnh đạo Serbia và Hungary là hai cái tên châu Âu duy nhất trong danh sách khách mời.

Sáu tháng sau, cả Serbia và Hungary là 2 trong 3 điểm đến quan trọng trong lịch trình công du châu Âu đầu tiên sau 5 năm của Chủ tịch Tập. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn những vấn đề gây xích mích với EU, do căng thẳng thương mại và những nghi ngờ lan rộng về mối quan hệ của Bắc Kinh với Moscow trong xung đột Nga-Ukraine.

Việc lựa chọn "hai điểm đến thân thiện", vốn đang có căng thẳng riêng với Brussels – từ bên trong khối trong trường hợp Hungary và từ bên ngoài trong trường hợp Serbia – được các nhà phân tích ngoại giao coi là lựa chọn “an toàn”.

Một số nhà quan sát tin rằng, chuyến công du sẽ mang đến cho Trung Quốc cơ hội đánh giá cách họ được nhìn nhận ở châu Âu, cũng như củng cố các mối quan hệ đã được thiết lập và đưa ra tầm nhìn về một thế giới đa cực, bằng cách làm nổi bật “vết sẹo” còn sót lại trong mối quan hệ của nước này với phương Tây. Vụ đánh bom ở Belgrade cuối cùng đã được Washington thừa nhận là một sai lầm, nhưng nó vẫn là một điểm nhức nhối trong quan hệ Trung-Mỹ.

Ở điểm dừng chân Hungary và Serbia, Chủ tịch Tập được cho là sẽ tập trung vào hợp tác kinh tế để củng cố hình ảnh của Bắc Kinh như một đối tác quan trọng ở Trung và Đông Âu. Dự kiến, Chủ tịch Trung Quốc có thể sẽ công bố các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư mới (mặc dù có giới hạn) của Trung Quốc, đồng thời tìm cách mở rộng hợp tác kinh tế để chứng tỏ nước này tiếp tục giữ vai trò quan trọng với tư cách đối tác then chốt của Trung và Đông Âu.

Chỉ có điều, trong bối cảnh sự hiện diện về tài chính của Trung Quốc trên trường quốc tế đang bị thu hẹp và tham vọng của nước này trong các dự án BRI đang suy yếu, Bắc Kinh gần đây chuyển trọng tâm từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn sang các dự án “nhỏ nhưng hiệu quả”.

Serbia - đối tác chiến lược của Trung Quốc ở Tây Balkan, đã chính thức trở thành ứng cử viên gia nhập EU. Belgrade và các quốc gia Tây Balkan khác đang trở thành một điểm nóng địa chính trị, nơi các cường quốc khác nhau tranh giành ảnh hưởng.

Bỏ qua những tính toán mang tính chính trị, Hiệp định thương mại tự do mà nước này ký với Bắc Kinh (10/2023) sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2024, theo đó, hàng xuất khẩu từ Serbia sang Trung Quốc bao gồm chủ yếu là quặng đồng và đồng tinh chế. Không chỉ là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia Sáng kiến Vành đai và con đường, Belgrade đã trở thành cửa ngõ quan trọng vào châu Âu cho chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại và nhà cung cấp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Serbia (chỉ đứng sau EU). Khoảng 10,3 tỷ Euro (11 tỷ USD) đầu tư của Bắc Kinh đã đổ vào Serbia từ năm 2009 đến năm 2021. Đầu tư của Trung Quốc trong những năm gần đây đã vượt xa các nước lớn ở châu Âu như Đức và Pháp.

Serbia được giới quan sát đánh giá là một "lựa chọn an toàn" cho chuyến công du, “đây được coi là chuyến thăm tới một đất nước thân thiện, nơi Chủ tịch Trung Quốc được chào đón nồng nhiệt”. Ông Tập Cận Bình đã mô tả mối quan hệ với Serbia vững chắc như được “bọc sắt” với hàng loạt hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực ô tô, khai thác mỏ, sản xuất kim loại, năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời...

Trên thực tế, khi tiếp tục đầu tư vào Serbia, Trung Quốc bị cáo buộc là gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nhưng theo nhà phân tích kinh tế Mijat Lakićević của Tạp chí kinh tế Serbia Novi Magazin, “ở những quốc gia như Serbia, sinh thái vẫn đứng hàng thứ hai sau lợi ích kinh tế”.

Hungary - đối tác lý tưởng của Bắc Kinh

Ông Tập Cận Bình sẽ kết thúc chuyến công du châu Âu tại Hungary - thành viên EU thường xuyên có mâu thuẫn với Brussels. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hai nước đã "tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị" trong những năm gần đây.

Dưới thời của Thủ tướng Viktor Orban, Hungary gay gắt chỉ trích EU và có quan điểm thực dụng về quan hệ kinh tế - thể hiện qua việc nước này tiếp tục và ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Moscow, bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine và việc Brussels nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga. Điều này khiến Budapest trở thành đối tác lý tưởng của Bắc Kinh trong EU.

Theo đánh giá của giới phân tích, Hungary đang trở thành "đầu tàu" của Trung Quốc tại một thị trường châu Âu có tầm quan trọng sống còn đối với "công xưởng của thế giới". Khi Washington đóng cửa và hạn chế quyền tiếp cận các công nghệ chủ chốt của Mỹ, chẳng hạn như chất bán dẫn, châu Âu là chìa khóa để Trung Quốc đảm bảo đầu ra cho hàng xuất khẩu và khả năng tiếp cận công nghệ cao.

Trong khi toàn bộ EU đang nỗ lực “giảm thiểu rủi ro” trong mối quan hệ với Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng kinh tế, thì Hungary dưới thời Thủ tướng Viktor Orban đã tăng gấp đôi việc thu hút thêm đầu tư, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất xe điện và pin.

Giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Zhiqin tại Đại học Thanh Hoa cho biết, ông kỳ vọng chuyến công du sẽ “làm sâu sắc thêm” mối quan hệ hiện có với Serbia và Hungary, mang lại sự hợp tác “thậm chí còn tốt hơn” với Bắc Kinh trong tương lai.

Thủ tướng Orban của Hungary cũng nồng nhiệt đánh giá mối quan hệ song phương với Trung Quốc đang đạt đến “tầm cao chưa từng có”. Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với thông điệp “giảm rủi ro” của EU từ Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

18:30 06/05/2024

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi bật.

Festival nông sản Hà Nội thu hút 15 tỉnh, thành tham gia

Festival nông sản Hà Nội thu hút 15 tỉnh, thành tham gia

09:50 22/07/2023

“Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” diễn ra từ ngày 21-25/7 tại huyện Ứng Hòa với quy mô khoảng 120 gian hàng; thu hút một lượng lớn doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa và 15 tỉnh thành như: Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình…

Tăng cường sức mạnh phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ

Tăng cường sức mạnh phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ

09:00 28/05/2023

Nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics, các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ chú trọng việc quy hoạch tổng thể một cách ổn định, lâu dài cũng như triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Chậm khởi công nhà ở xã hội, một chủ đầu tư vào ‘tầm ngắm’ xử phạt

Chậm khởi công nhà ở xã hội, một chủ đầu tư vào ‘tầm ngắm’ xử phạt

06:20 27/03/2024

Thanh tra Sở Xây dựng TP Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng tham mưu cho UBND TP Hà Nội xử phạt hành chính Tổng Công ty Udic vì chậm khởi công nhà ở xã hội.

Nông dân thiếu hàng bán trong ngày hội trái sầu riêng

Nông dân thiếu hàng bán trong ngày hội trái sầu riêng

16:30 13/06/2023

Chỉ trong hơn 2 giờ, nhiều gian hàng đã vơi cạn trái, có quầy phải 'bơm' thêm hàng, nông dân không ngờ ngày hội thu hút sức mua như vậy.

Đồng Nai: Điều tra sai phạm đất đai tại Công ty Mía đường La Ngà

Đồng Nai: Điều tra sai phạm đất đai tại Công ty Mía đường La Ngà

07:50 15/08/2023

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra về việc thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất, giao khoán đất tại Công ty CP Mía đường La Ngà. Buông lỏng quản lý, chuyển đổi đất sai mục đích Công ty CP Mía đường La Ngà có tiền thân là Xí nghiệp liên hợp công nông nghiệp mía đường La Ngà, được hợp nhất từ 3 đơn vị gồm: Nhà máy đường La Ngà, Nông trường mía Phú Ngọc và Nông trường mía Cao...

Thiếu vật liệu cao tốc Bắc-Nam: Đẩy tiến độ cấp mỏ, dùng cát biển thay thế

Thiếu vật liệu cao tốc Bắc-Nam: Đẩy tiến độ cấp mỏ, dùng cát biển thay thế

08:50 28/07/2023

Đẩy nhanh thủ tục cấp phép khai thác mỏ, công khai giá Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng vật liệu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Theo báo cáo, hiện nay, các dự án thành phần đoạn từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần hơn 17 triệu m3 đá, chủ yếu lấy từ các mỏ đang khai thác với tổng công suất khai thác hiện nay khoảng gần 9,6 triệu m3/năm. Công suất khai thác hiện nay của các mỏ...

Việt Nam có 3 'thành phố du lịch sạch ASEAN'

Việt Nam có 3 'thành phố du lịch sạch ASEAN'

04:00 28/01/2024

Tại diễn đàn Du lịch Đông Nam Á diễn ra tại thủ đô Vientiane (Lào) vừa diễn ra, Ban tổ chức đã vinh danh và trao giải thưởng “TP du lịch sạch ASEAN” năm 2024 cho 3 thành phố của Việt Nam là TP. Vũng Tàu, TP. Huế và TP. Quy Nhơn.

Máy bay chở khách bị tấn công bằng tia laser

Máy bay chở khách bị tấn công bằng tia laser

06:20 31/03/2024

Video ghi nhận việc hàng ngàn người chiếu tia laser tấn công một máy bay chở khách khiến nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra