Công an TP HCM sẽ triển khai ứng dụng (app) về an ninh trật tự, giúp người dân nhận diện các hành vi lừa đảo qua mạng, theo trung tướng Lê Hồng Nam.
"Ngoài các giải pháp của ngành công an, điều cần thiết là phải làm người dân có kiến thức về các hành vi lừa đảo qua mạng, nhận diện kịp thời để tự bảo vệ mình", Giám đốc Công an TP HCM Lê Hồng Nam nói tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 31, sáng 14/6.
Theo tướng Nam, tình trạng lừa đảo qua mạng rất phức tạp. Các hình thức lừa đảo như dụ đầu tư tài chính, mua bán đa cấp kèm theo tiền thưởng, giả danh công an, VKS, tòa án... ngày càng tràn lan. Tuy nhiên, chỉ 20% vụ án được phá.
Do đó, ngành công an đang triển khai, xây dựng app an ninh trật tự cài trên điện thoại của người dân. Ứng dụng này sẽ cung cấp thông tin cho người dùng, giúp họ nhận diện các hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin để lừa đảo. Mục tiêu để người dân có ý thức đề phòng như không tương tác, không cung cấp thông tin, nhờ người thân giúp đỡ và báo công an ngay nếu nghi ngờ.
Ngoài ra, app này cũng tích hợp với Help 114 để trang bị thêm kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho người dân.
"Người dân cần có kiến thức để phòng ngừa là cần thiết, chứ bị chiếm đoạt rồi mới báo công an thì chúng ta đang chạy theo sau tội phạm", trung tướng Nam cho biết thêm.
Phân tích nguyên nhân tỷ lệ phá án lừa đảo trực tuyến thấp, Giám đốc Công an TP HCM cho rằng, đặc trưng của loại án này là khi các đối tượng tương tác sẽ lôi kéo, dụ dỗ, mê hoặc khiến người dân không biết mình bị lừa nên không báo công an. Đến khi tài sản bị chiếm đoạt nạn nhân mới báo công an thì tiền đã bị tội phạm chuyển qua nhiều ngân hàng, đã ra khỏi tài khoản, chuyển thành tiền mặt.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc truy vết, đấu tranh thu hồi tài sản cho người dân vì tội phạm lừa đảo không chỉ ở trên địa bàn TP HCM mà còn ở nước ngoài, các tỉnh thành phía Bắc, khu vực miền Tây...
"Khi cảnh sát truy vết, tìm ra thì tiền đã hết, các đối tượng đã cao chạy xa bay", ông Nam nói.
Thời gian qua, Công an TP HCM cùng các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã triệt phá nhiều vụ án do người nước ngoài (Ukraina, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia...) đến thành phố tổ chức lừa đảo. Như 10 ngày trước, lực lượng đã phá thành công vụ án 19 người Trung Quốc thuê chung cư Landmark (Bình Thạnh) và Thảo Điền (TP Thủ Đức) để tổ chức lừa đảo qua mạng. Những nghi phạm này đã bị trục xuất.
Lê Tuyết
Nhóm đối tượng bị khởi tố là những thanh niên thường xuyên tụ tập vào đêm khuya, điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, nẹt pô gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng tại TP Huế và những vùng lân cận.
Trả lời xét hỏi tại phiên phúc thẩm, bị cáo Trần Hùng, cựu Cục phó Quản lý thị trường Hà Nội, tiếp tục khẳng định không nhận hối lộ. Ông khai khi có người có ý đồ 'biếu xén' ông đã đuổi thẳng ra khỏi phòng làm việc.
Nga bắt đầu tập trận hạt nhân chiến thuật hôm 21.5, thực hành cung cấp vũ khí hạt nhân cho quân đội và chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
Vũ Xuân Thắng cùng 20 đồng phạm truy đuổi hai anh em Phạm Văn Tuyển và Phạm Văn Tình khiến nạn nhân đâm vào gốc cây, tử vong.
Nga không kích bằng tên lửa khiến một phần Kiev mất điện, ít nhất 6 người bị thương và 2 người chết, trong lúc người đứng đầu cơ quan ngoại giao của châu Âu đang có mặt ở thủ đô.
Tin tưởng người phụ nữ có thể ‘chạy án’ giúp ‘thoát’ bị xử lý hình sự trong 1 vụ án, Đạt đã đưa cho người phụ nữ này tiền tỷ. Đến khi công an triệu tập làm việc thì mới biết bị lừa.
Chiều 27/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt quả tang vụ khai thác cát trái phép trên sông Hậu lúc rạng sáng.
10h40 ngày 9-1, công an đã bắt được nghi phạm gây vụ ra giết người tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) ngày 6-10.
Vụ tai nạn xảy ra sáng 15/10 trên cao tốc Samruddhi ở khu vực Vaijapur cách Mumbai, thủ phủ của bang Maharashtra 268km về phía Đông; khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.