Cởi bỏ áp lực dự giờ

11:50 27/09/2024

Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều trường tiểu học và trung học ở TP.HCM và nhiều địa phương đã có những đổi mới trong dự giờ.

Giáo viên Trường tiểu học Khánh Yên (Văn Bàn, Lào Cai) trong giờ dạy đầu năm học 2024 - 2025 - Ảnh: VĨNH HÀ

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025. Một trong những yêu cầu là ban giám hiệu trường tiểu học đổi mới trong quản lý trường học nói chung và trong khi dự giờ thăm lớp nói riêng.

Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều trường tiểu học và trung học ở TP.HCM và nhiều địa phương đã có những đổi mới trong dự giờ.

Dự giờ không phải "vạch lá tìm sâu"

"Việc dự giờ hiện nay không nặng nề để đánh giá tay nghề giáo viên như trước. Vì vậy, tôi rất thích đi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, tôi cũng thích được đồng nghiệp dự giờ, để họ góp ý, giúp mình phát triển", cô Cao Thị Nguyệt, giáo viên môn lịch sử - địa lý Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (quận Tân Bình, TP.HCM), cho biết.

Theo cô Nguyệt, có những tiết dạy cô sẽ nhờ đồng nghiệp dự giờ, không những đồng nghiệp trong tổ bộ môn mà cả ở bộ môn khác. "Nhiều khi mình đứng trên bục giảng không phát hiện ra nhưng đồng nghiệp ngồi dưới sẽ sáng hơn, phát hiện ra những điều chưa tốt của mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đổi mới chương trình - sách giáo khoa hiện nay", cô Nguyện nói.

  • Phụ huynh dự giờ tiết học mở 'thấy thương cô giáo quá'

  • Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đi dự giờ đột xuất để biết thầy trò muốn gì

Tương tự, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) nhiều năm nay đã đổi mới dự giờ. "Những giáo viên trẻ, giáo viên mới chuyển khối sẽ được dự giờ nhiều hơn. Mục đích dự giờ là tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới và phát triển chứ không phải "vạch lá tìm sâu". Đánh giá giáo viên cũng không thể căn cứ vào 1 - 2 tiết dạy mà nhiều yếu tố khác nhau", cô Đỗ Ngọc Chi, hiệu trưởng nhà trường, thông tin.

Một giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (đề nghị không nêu tên) thừa nhận: "Trước đây, mỗi lần phòng GD-ĐT xuống dự giờ là tôi rất áp lực. Bây giờ việc dự giờ như một hoạt động thường xuyên, giáo viên không còn căng thẳng nữa.

Ban giám hiệu tạo điều kiện cho chúng tôi đổi mới phương pháp giảng dạy. Lãnh đạo trường quan tâm những yếu tố như học sinh có học hứng thú, giáo viên đã xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy, hình thức tổ chức các hoạt động... Do đó, chúng tôi tự tin thực hiện mô hình lớp học mở, lớp học xanh (mời phụ huynh vào dự giờ học cùng con) nhiều năm nay".

Việc dự giờ không còn căng thẳng, giáo viên cũng không phải "gà bài" trước, bắt học sinh học thuộc lòng để "diễn" trong tiết dự giờ.

Tuy nhiên, một giáo viên khác cũng có ý kiến: "Dự giờ là tư vấn, hỗ trợ nên người dự giờ cần am hiểu về đổi mới giáo dục. Có cán bộ quản lý đi dự giờ và bắt bẻ giáo viên từng chút một, toàn những nguyên tắc cứng nhắc. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, giảng dạy tùy thuộc vào đối tượng học sinh. Đi tập huấn được dặn như thế nhưng về trường ban giám hiệu không cho phép linh hoạt".

Hướng vào học sinh

Cô Phạm Thị Thanh Thủy, phó hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cho biết giáo viên hằng ngày có nhiều việc nên không phải giờ dạy nào cũng đầu tư sâu. Nhưng khi có dự giờ giáo viên phải suy nghĩ, tìm phương pháp, cách tổ chức dạy học hay ứng dụng công nghệ. Có áp lực nhưng cũng có thể xem đó là động lực để thầy cô giáo cố gắng.

"Tôi cho đó là cách giữ chất lượng và giúp giáo viên tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình dạy học", cô Thủy nói.

Còn cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cũng cho rằng để thay đổi tâm thế đón nhận dự giờ của giáo viên cần một quá trình khi nhà trường có thể tạo nên được một văn hóa dự giờ.

"Tôi cho rằng vấn đề căn bản là thay đổi mục tiêu đánh giá và cách đánh giá, góp ý. Việc đánh giá không nhằm soi giáo viên để phê phán mà hướng vào học sinh. Cụ thể là học sinh đã tiếp nhận bài học thế nào, còn có khó khăn gì, nên thay đổi cách dạy như thế nào để giúp học sinh khắc phục khó khăn hoặc để phù hợp với đối tượng học sinh.

Và cách góp ý cho giờ dạy của mỗi giáo viên cũng phải thiện chí, có ý nghĩa chia sẻ kinh nghiệm chung để cùng điều chỉnh, hoàn thiện. Cách đổi mới dự giờ như thế sẽ dần dần giúp giáo viên được cởi trói, thoát khỏi nỗi sợ "dự giờ" như trước", cô Nhiếp nêu ý kiến.

Cô Ngô Thị Nương, giáo viên Trường tiểu học Khánh Yên (huyện Văn Bàn, Lào Cai), chia sẻ: "Chúng tôi không đặt ra câu hỏi giáo viên đã làm tốt chưa mà đặt câu hỏi học sinh đã tiếp thu bài học tốt chưa? Nếu chưa tốt thì giáo viên chúng tôi cần thay đổi gì. Và chúng tôi phát huy chất xám tập thể. Việc đó rất khác với cách làm trước đây là chỉ dự giờ để xếp loại, đánh giá giáo viên".

Triển khai linh hoạt hơn

Ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng việc thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

"Cụ thể là xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học, dự giờ để rút kinh nghiệm dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. Như vậy, thay vì quy định bắt buộc dự giờ mang tính hình thức, việc dự giờ trong nhà trường phổ thông triển khai linh hoạt hơn và nằm trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn ở mỗi nhà trường", ông Thành nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm
LĐLĐ huyện Phú Lộc khởi công “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn

LĐLĐ huyện Phú Lộc khởi công “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn

07:30 17/12/2023

HUẾ - LĐLĐ huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức khởi công xây dựng ' Mái ấm Công đoàn ' cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Hành khách hiện hình tên cướp, tài xế taxi lao xe vào gốc cây để thoát thân

Hành khách hiện hình tên cướp, tài xế taxi lao xe vào gốc cây để thoát thân

17:00 09/05/2023

Đang chở khách lưu thông trên đường, nam tài xế bị người này bất ngờ tấn công cướp tài sản nên cho ô tô tông vào gốc cây bên đường rồi bung cửa, hô hoán để người dân xung quanh hỗ trợ.

Hàng loạt xe u-oát vi phạm giao thông ‘diễu phố’: CSGT Hà Nội nói gì?

Hàng loạt xe u-oát vi phạm giao thông ‘diễu phố’: CSGT Hà Nội nói gì?

11:30 13/06/2024

Sau khi báo Tiền Phong có bài “Xe u-oát (UAZ) vi phạm giao thông chạy nghênh ngang trên phố Hà Nội”, lãnh đạo Đội CSGT số 1 (quản lý địa bàn), Phòng CSGT Hà Nội (PC08) đã có phản hồi vụ việc và cho biết, các xe được báo phản ánh đã vi phạm giao thông khi chạy trên đường.

Người dân Đà Nẵng diễn tập chữa cháy cùng robot điều khiển từ xa

Người dân Đà Nẵng diễn tập chữa cháy cùng robot điều khiển từ xa

17:20 07/10/2023

Ngày 7/10, các lực lượng thuộc Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn thành phố.

Nghi án bác sĩ ở Đồng Nai sát hại người phụ nữ rồi phân xác phi tang

Nghi án bác sĩ ở Đồng Nai sát hại người phụ nữ rồi phân xác phi tang

12:50 27/04/2024

Ngày 27/4, một nguồn tin cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nạn nhân là chị B.N. (37 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai). Trước đó, ngày 16/4, gia đình chị N. đăng tải thông tin tìm kiếm người phụ nữ này trên các hội nhóm mạng xã hội. Sau đó, người nhà đến cơ quan công an trình báo chị N. mất tích sau khi đưa con đi học...

Hiệu trưởng trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội xin thôi chức

Hiệu trưởng trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội xin thôi chức

10:40 22/08/2024

Sau khi PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh thôi chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) theo nguyện vọng cá nhân, PGS.TS Trịnh Tiến Việt, Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách Trường Đại học Luật kể từ ngày 19/8 đến khi có quyết định mới.

Máy bay chiến đấu Myanmar rơi, quân nổi dậy tuyên bố bắn hạ

Máy bay chiến đấu Myanmar rơi, quân nổi dậy tuyên bố bắn hạ

06:20 13/11/2023

Một máy bay chiến đấu của Myanmar vừa rơi trong cuộc giao tranh giữa quân đội và lực lượng nổi dậy. Sự việc xảy ra trong đợt giao tranh tạo nên thách thức lớn nhất đối với chính quyền quân sự kể từ cuộc đảo chính năm 2021.

Điều ước giản đơn của cô gái hồi sinh nhờ hai lá phổi người lạ

Điều ước giản đơn của cô gái hồi sinh nhờ hai lá phổi người lạ

09:20 08/03/2024

Sau ghép phổi, Anh Thư (quê Bắc Kạn, sinh viên một trường đại học ở Thái Nguyên) đang nằm ở khu vực cách ly của Bệnh viện Phổi Trung ương với điều kiện vô trùng gần như tuyệt đối. Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay, cô gái trẻ không cần quần áo đẹp hay những bó hoa tươi, món quà cô gái mong chờ nhất chính là sức khoẻ. “Con ước mau bình phục để về nhà đi học cùng các bạn”, Thư thủ thỉ bên tai mẹ. Một tháng sau ghép phổi, hiện Thư tự đi lại mà không...

Bản tin Hình sự: Cô gái bị bạn trai cũ cầm búa đánh vào đầu vì sống với người khác

Bản tin Hình sự: Cô gái bị bạn trai cũ cầm búa đánh vào đầu vì sống với người khác

18:00 04/03/2023

TIN NÓNG ngày 4/3: Khởi tố 4 đối tượng bắt cóc, đánh đập con nợ để đòi tiền; Bắt giam một cán bộ sai phạm quản lý đất đai ở Cao Bằng; Cô gái bị bạn trai cũ cầm búa đánh vào đầu vì sống với người khác...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới